Theo đánh giá của DxOMark, Galaxy Note 10+ đang là smartphone có camera selfie tốt nhất trên thị trường. Dù so với S10 và S10+, máy chỉ còn lại camera đơn ở mặt trước. Tuy nhiên, việc tăng độ phân giải từ 8 megapixel từ Note9 tiền nhiệm lên 10 megapixel trên Note 10 thực sự đáng giá. Ưu điểm của camera selfie của Note 10 là lấy nét tốt, cân bằng trắng hiệu quả ở nhiều điều kiện ánh sáng, phạm vi lấy nét rộng, hiệu ứng xóa phông tự nhiên và phơi sáng tốt. Tuy nhiên, ảnh chụp cũng còn hiện tượng mất chi tiết, màu da không chân thực, nhất là với ánh sáng yếu.
Zenfone 6 có thiết kế độc đáo khi tận dụng camera chính ống kính kép ở mặt lưng làm camera selfie nhờ cơ chế xoay lật tự động. Asus trang bị cho sản phẩm hệ thống cảm biến 48 và 13 megapixel với ống kính tiêu chuẩn và góc siêu rộng. Cụm camera này được giá tích cực về khả năng giữ chi tiết và giảm nhiễu. Việc lấy nét tự động cũng chính xác ở nhiều khoảng cách, màu da tự nhiên. Dù vậy, trong điều kiện ánh sáng yếu, khả năng selfie kém đi và thiếu hiệu quả khi đông người.
Cùng dùng camera đục lỗ nằm trong màn hình Infinity-O, nhưng Galaxy S10 5G có camera kép thay vì đơn như Note 10 và Note 10+. Thậm chí, nó còn có thêm một cảm biến phụ để có thể đo khoảng cách và quét vật thể 3D chính xác. Ưu điểm của hệ thống camera trên sản phẩm này là lấy nét nhanh, nhận diện khuôn mặt chính xác, kiểm soát nhiễu tốt và giữ chi tiết ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Tuy nhiên, khả năng xoá phông và xử lý bằng phần mềm vẫn còn gặp lỗi là điểm cần khắc phục.
Galaxy S10+ mới là model được bán chính hãng ở Việt Nam chứ không phải S10 5G. Máy có caemra selfie kép (10 + 8 megapixel) nhưng không còn cảm biến đo khoảng cách. Ảnh selfie cho tông màu da dễ chịu, cân bằng trắng, hiển thị màu sắc và kiểm soát độ nhiễu tốt, lấy nét tự động chính xác, cách ly chủ thể hiệu quả và làm mờ tự nhiên khi chụp xóa phông. Tuy vậy, điểm yếu của camera là độ sâu trường ảnh hẹp khiến ảnh thiếu đi sự mềm mại, bị xỉn màu và mất chi tiết trong môi trường thiếu sáng cũng như độ tương phản đôi khi bị đẩy lên quá đà.
Sự cố với chính phủ Mỹ khiến cho Mate 30 Pro có mặt trên thị trường không được thuận lợi. Ở Việt Nam, người dùng khó mua sản phẩm khi nó không được bán đại trà. Trong khi đó, xét về camera, đây là một trong những mẫu điện thoại có chất lượng tốt nhất trong 2019. Camera selfie trên P30 Pro có độ phân giải lên tới 32 megapixel. Nó được đánh giá cao về khả năng cân bằng ánh sáng, tái tạo màu sắc, giữ chi tiết và độ nét tốt trong hầu hết mọi điều kiện chụp. Tuy nhiên, camera này không phù hợp để chụp selfie bằng gậy hay chụp cận cảnh với tiêu cự cố định 26 mm.
Smartphone của Google được trang bị camera kép cùng độ phân giải 12 megapixel (khẩu độ f/1.8 và f/2.2), khả năng chụp ảnh đạt 99 điểm. Ưu điểm của nó là lấy nét tốt ở mọi khoảng cách, giữ chi tiết ảnh, nhận diện khuôn mặt chính xác. Tuy vậy, việc chụp thiếu sáng còn khá nhiễu, màu xanh bị đẩy lên quá cao.
Điểm đánh giá của Pixel 4 còn thấp hơn thế hệ tiền nhiệm năm ngoái. Thực tế, cụm camera trước trên Pixel 4 được làm lớn hơn nhưng để phục vụ cho tính năng bảo mật quét khuôn mặt 3D và radar theo dõi cử chỉ, không đơn thuần là để nâng cấp chụp ảnh. Camera 8 megapixel của Google được đánh giá cho ra ảnh selfie đẹp với ánh sáng, độ tương phản và màu sắc hài hoà trong hầu hết các điều kiện chụp. Tuy nhiên, với việc rút xuống chỉ còn camera đơn để chụp ảnh, khả năng xoá phông khi chụp chân dung đã không tốt như Pixel 3 năm ngoái.
Smartphone ra mắt từ năm ngoái của Samsung nhưng vẫn là một lựa đáng giá ở thời điểm này nhờ thiết kế, cấu hình và cả camera vẫn đáp ứng tốt nhiều nhu cầu sử dụng. Về khả năng chụp ảnh, Note9 có ưu điểm về kiểm soát nhiễu trên khuôn mặt, lấy nét tự động chính xác, cách ly chủ thể tốt khi chụp xóa phông. Tuy vậy, trong các cảnh HDR, độ tương phản và tông màu bị đẩy lên cao. Việc quay video cũng được máy thể hiện tốt, nhận diện khuôn mặt nhanh, màu da dễ chịu, chống nhiễu, nhưng việc lấy nét đôi khi chưa chính xác.
Smartphone tới từ Trung Quốc có camera trước 32 megapixel, đạt 90 điểm chụp ảnh và 88 điểm quay video. Ưu điểm khi selfie với P30 Pro là khả năng phơi sáng tốt, giữ chi tiết, kiểm soát nhiễu, cân bằng trắng chính xác. Tuy vậy, ảnh chụp khuôn mặt của camera này chưa chân thực, không tự nhiên. Với video, camera trước của P30 Pro cho cảnh quay đẹp ở môi trường trong nhà và ngoài trời. Tuy nhiên, ở môi trường thiếu sáng, chất lượng clip kém đi do bị nhiễu, mất chi tiết.
Camera trước của OnePlus 7 Pro có độ phân giải 16 megapixel. Khả năng chụp ảnh của nó đạt 90 điểm với ưu điểm về độ phơi sáng, giữ màu sắc, ảnh chụp được cho tông màu dễ chịu, độ nhiễu thấp ở điều kiện ngoài trời và trong nhà. Tuy vậy, khi gặp ánh sáng yếu, ảnh trở nên mất chi tiết, nhiễu, thậm chí bị biến dạng. Khả năng quay video bằng smartphone của OnePlus đạt 81 điểm, với ưu điểm lấy nét nhanh, khoảng lấy nét rộng, cân bằng màu sắc và cân bằng trắng chính xác. Tuy vậy, clip có được dễ bị nhiễu màu, thiếu chi tiết khi quay ở ánh sáng yếu.
Theo: Mỹ Anh
Nguồn: VNExpress