LG G5: Tương tự những smartphone dòng G trước đó, G5 vẫn nhận được những đánh giá rất cao về khả năng chụp ảnh và quay video nhờ camera kép. Trong đó, máy ảnh thứ nhất 16 MP, kích thước pixel 1.12μm, ống kính khẩu độ f/1.8 và góc nhìn khoảng 75 độ. Camera thứ hai có độ phân giải 8 MP, góc nhìn lên tới 135 độ. Khi kết hợp lại, hình ảnh chụp từ LG G5 có độ sâu và nổi khối. Người dùng có thể dùng camera 75 độ để chụp chân dung, chủ thể ở xa và camera 135 độ để chụp cảnh rộng.
Samsung Galaxy S7: Camera có độ phân giải 12 MP và kích thước điểm ảnh 1,4 µm cải thiện độ nhiễu khi chụp trong điều kiện thiếu sáng. Bên cạnh đó, khẩu độ của máy cũng tăng lên mức f/1.7, giúp cho di động có thể “xoá phông” khi chụp cận cảnh, tăng lượng ánh sáng vào cảm biến trong cùng một đơn vị thời gian, từ đó tăng tốc độ chụp. Công nghệ lấy nét Dual Pixel hay tính năng HDR của cho hình ảnh đẹp và dường như không có độ trễ khi thực hiện.
Huawei P9: Camera trên Huawei P9 sử dụng ống kính 27mm f/2.2 và 2 cảm biến IMX286 của Sony. Hai camera này giống hệt nhau, nhưng chỉ một trong hai có bộ lọc màu, camera còn lại chỉ thu nhận ảnh trắng đen. Chip xử lý sẽ ghép hình ảnh từ 2 camera lại để cho chất lượng tốt và đầy đủ nhất. Huawei đã hợp tác với Leica để thuật toán xử lý, màu sắc,… giúp ảnh thu được đạt trạng thái tốt nhất. Ngoài ra, nếu người dùng yêu thích chế độ chụp trắng đen, ảnh từ Huawei P9 rất xuất sắc. Độ tương phản, chuyển đổi và đặc biệt là độ chi tiết tốt hơn hẳn các điện thoại bình thường chuyển màu sang trắng đen.
Google Pixel: DxOMark đã chấm điểm số cao nhất từ trước đến nay cho Pixel, vượt qua cả iPhone 7. Máy được trang bị camera sau 12,3MP với khẩu độ f2.0, sử dụng cơ chế lấy nét theo pha và lấy nét bằng laser. Camera có tốc độ nhanh từ khởi động cho đến chụp và xử lý ảnh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ảnh tốt trong nhiều điều kiện.
iPhone 7 Plus: Sản phẩm vẫn sở hữu một trong những camera smartphone tốt nhất hiện tại, cả về tốc độ chụp, khả năng tự lấy nét hay xử lý hình ảnh. Với chế độ Potrait Mode, iPhone 7 Plus giúp người dùng chụp ảnh chân dung với hiệu ứng “xoá phông” giả lập như chụp từ DSLR.
Theo: Gia Bảo
Nguồn: News Zing