Đối với những người mới, việc mua linh kiện gì, ở đâu, lắp gì trước… đều phải được lên kế hoạch chi tiết và cẩn thận. Điều này giúp người mua dự trù được mức hao phí ngân sách cũng như tiết kiệm thời gian, công sức, tránh trường hợp lắp sai, gây hỏng hóc.
Những đĩa CD chứa các trình điều khiển (Driver) của linh kiện mà nhà sản xuất cũng cấp đa phần khá vô dụng. Hơi vô lí nhưng lại là sự thật. Driver luôn được cập nhật hàng tháng hoặc quý do đó, chúng ta dễ dàng tải bản mới trên trang chủ, không cần quan tâm đến các đĩa CD này nữa.
Nhiệt độ của thùng máy khi hệ thống xử lí rất dễ tăng cao, tổn hao tuổi thọ linh kiện bên trong cũng như chạm mạch, gây cháy nổ. Vì vậy, phải chủ động tạo ra luồng gió tốt, luân chuyển trong case bằng cách bố trí một cặp quạt với kiểu lắp hút và thổi khác nhau.
Bôi keo tản nhiệt phải lưu ý đến kích cỡ của bộ phận tản nhiệt. Không nên quá lạm dụng vì khi nhỏ nhiều quá thì phần dư sau khi gắn bộ phận tản nhiệt sẽ trào ra ngoài và dính trên Mainboard và điều này có thể gây hại cho Mainboard. Đây là lỗi cơ bản mà những người mới lắp máy hay gặp phải.
Những linh kiện máy tính dù mới hay cũ đều có những lỗi nhất định. Do đó, phải chạy thử những linh kiện này trước khi lắp để đảm bảo độ an toàn cho dàn máy. Hơn nữa, ta phải kiểm tra lại bộ máy bằng những phần mềm hay các dụng cụ chuyên dụng, tránh trường hợp quá nhiệt gây cháy nổ ở một số hệ thống.
Thường thì sau khi lắp máy, chúng ta sẽ bán ve chai những hộp giấy cũng như bao nhựa chứa linh kiện. Tuy nhiên, những vật dụng kể trên khá là hữu ích giúp chứa những ốc vít, dây điện,… dư khi lắp máy và nếu muốn bán lại linh kiện rời cho người sau cũng dễ dàng hơn.
Theo: Gia Minh
Nguồn: News Zing