Tima, Moca, Momo, ZaloPay, Payoo tăng trưởng thần tốc

05:16 Chiều - 19/05/2020
0 Bình luận
545
bởi Phương Trần

Giai đoạn 2019 – 2020 được xem là thời điểm “vàng” với giới khởi nghiệp Việt Nam nói chung, và các công ty công nghệ tài chính nói riêng.

Theo báo cáo FinTech Fast 101 của IDC tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam hiện có 5 công ty fintech lọt nhóm tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020. Cụ thể, đó là Tima, Moca, Momo, ZaloPayPayoo.

Trong đó, Moca, Momo, ZaloPay và Payoo là 4 ví điện tử. Duy nhất Tima là startup công nghệ chuyên cung cấp nền tảng cho vay trực tuyến theo công nghệ ngang hàng (P2P).

FinTech Fast 101 quy tụ 101 công ty công nghệ tài chính có tốc độ tăng trưởng tốt nhất hiện nay.

Tima, Moca, Momo, ZaloPay, Payoo tăng trưởng thần tốc - Ảnh 1.
Việt Nam hiện có 5 công ty fintech lọt nhóm tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020

Trước đó, công ty nghiên cứu thị trường Cimigo công bố nghiên cứu cho thấy, Momo, MocaZaloPay hiện là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố chính của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM. Đồng thời, ba ví này chiếm 90% thị phần người dùng ví điện tử..

Ngoài việc ghi nhận về nhận định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các ví điện tử phổ biến trên thị trường hiện được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ.

Còn theo thống kê của Crowdfundinsider, các công ty công nghệ tài chính (fintech) Việt Nam đang đi nhanh so với khu vực. Cụ thể, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, các fintech Việt Nam nhận về 410 triệu USD vốn đầu tư. Số vốn này tương đương 36% tổng lượng đầu tư vào thị trường Đông Nam Á.

Tổ chức này đánh giá, giai đoạn 2019 – 2020 là năm “vàng” với giới khởi nghiệp Việt Nam nói chung, và mảng fintech nói riêng. Nhất là khi tổng vốn đầu tư vào fintech Việt Nam tăng từ tỉ trọng 0,4% toàn khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái, lên 36% trong năm nay.

Sở dĩ Việt Nam bật lên hẳn trong trong mảng fintech là có sự đóng góp lớn từ các thương vụ lớn là MoMo Pay và VNpay, cả đều trong mảng ví điện tử và thanh toán.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 3 năm qua, số lượng công ty fintech đã tăng gần 4 lần. Hiện cả nước có hơn công ty 150 fintech, trong khi 3 năm trước, con số này mới dừng lại ở 40. Trước đó, thị trường fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và được dự kiến sẽ đạt đến 7,8 tỷ USD vào năm 2020.

Đi cùng với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế xuống dưới 10% của Chính phủ, xu thế phát triển của ngành này là tất yếu. Các lĩnh vực của hệ sinh thái fintech của Việt Nam bao gồm: ví điện tử, tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng, công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, điểm tín dụng, gọi vốn cộng đồng,…

Nhận thức được ý nghĩa và lợi ích của lĩnh vực fintech, Việt Nam đã chủ động tiếp cận lĩnh vực này thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực fintech vào tháng 3/2017 với mục tiêu nuôi dưỡng và hoàn thiện hệ sinh thái lành mạnh cho sự hình thành và phát triển của các công ty fintech tại Việt Nam.

Cùng với đó, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đã xác định công nghệ sẽ là giải pháp hàng đầu đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Theo: Theo The Leader

Nguồn: genk.vn

Tin liên quan

Scroll Top