Bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì?

03:49 Chiều - 16/09/2024
0 Bình luận
648
bởi Phương Anh

    Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, thường khiến mẹ bầu dễ bị nhiệt miệng gây trở ngại trong ăn uống và làm tâm trạng trở nên khó chịu. Vậy bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì để dễ chịu hơn và nhanh khỏi.

    Vì sao bà bầu thường dễ bị nhiệt miệng?

    Tình trạng nhiệt miệng có thể xuất hiện ở nhiều giai đoạn thai kỳ khác nhau. Do hệ thống miễn dịch suy yếu và tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nên phụ nữ mang thai thường dễ bị nhiệt miệng hơn. Một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng nhiệt miệng này bao gồm:

    • Thiếu vitamin B12
    • Căng thẳng khi mang thai
    • Mất ngủ hoặc thiếu ngủ
    • Hệ miễn dịch kém
    • Thiếu kẽm
    • Chế độ ăn uống mất cân bằng
    • Triệu chứng nhiệt miệng ở phụ nữ mang thai

    Bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì?

    Ngoài những vết loét xuất hiện ở các mô mềm trong khoang miệng, bà bầu bị nhiệt miệng còn có một số triệu chứng khác gồm:

    • Sốt
    • Hôi miệng
    • Ngứa lưỡi, nướu
    • Gặp khó khăn trong việc ăn uống
    • Đau rát bên trong miệng, đặc biệt là ở lưỡi và khoang miệng.

    Có 3 dạng loét miệng gồm:

    • Loét miệng nhẹ: là loại viêm miệng phổ biến nhất khi mang thai. Những vết loét nhỏ có đường kính 2 – 9mm xuất hiện ở niêm mạc miệng, nướu và lưỡi. Loét miệng nhẹ hoặc loét nướu thường kéo dài khoảng 10 ngày đối với phụ nữ mang thai.
    • Loét miệng nghiêm trọng: ít phổ biến hơn so với các vết loét miệng nhỏ ở mẹ bầu thường có đường kính khoảng 10mm và mất từ vài tuần đến một tháng để chữa lành. Các vết loét nặng dễ nhìn thấy trên bề mặt lưỡi, nướu, niêm mạc miệng và thậm chí bên trong cổ họng, có thể để lại sẹo và gây đau.
    • Loét Herpetiform: do virus gây ra, có đường kính rất nhỏ, tầm khoảng 1mm xuất hiện ở nhiều nơi với số lượng hàng chục vết loét và mất 2- 3 tuần để chữa lành và đôi khi còn để lại sẹo.

    Bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì?

    Trong thai kỳ bà bầu thường gặp phải một số vấn đề liên quan đến ăn uống như chán ăn, ăn không ngon miệng, thay đổi khẩu vị… Khi cộng hưởng với các sự đau rát do loét miệng gây ra có thể tăng sự khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy, biết bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì để nhanh khỏi và giúp cải thiện vị giác sẽ rất cần thiết.

    Sau đây là những loại thực phẩm bạn có thể xay nhuyễn thành sinh tố hoặc ép lấy nước để làm thức uống cho mẹ bầu trong những ngày bị nhiệt miệng.

    Cà chua

    Cà chua chứa nhiều vitamin C, vị chua thanh mát và ngọt nhẹ giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc tốt. Sinh tố hay nước ép cà chua là thực phẩm cho bà bầu bị nhiệt miệng hỗ trợ làm lành các vết nhiệt nhanh chóng. Sử dụng cà chua liên tục cũng giúp các vết thương nhiệt miệng, nhiệt lưỡi giảm thiểu đáng kể.

    Cà chua chứa nhiều vitamin C, vị chua thanh mát và ngọt nhẹ giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc tốt.

    Sữa chua

    Các loại sữa chua uống hoặc sữa chua ăn đều rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là với phụ nữ có thai. Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn cho cơ thể, có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của vết loét trong khoang miệng, giúp thanh mát khoang miệng, cải thiện vị giác và giảm cảm giác đau rát khó chịu.

    Mật ong

    Mật ong có tác dụng trong việc ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiệt miệng hiệu quả và đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai. Có thể pha mật ong với nước ấm để điều trị nhiệt miệng cho bà bầu. Hoặc dùng mật ong bôi trực tiếp lên các vết nhiệt, vào buổi tối trước khi đi ngủ, thực hiện 2 – 3 lần một ngày cũng sẽ giúp vết nhiệt miệng nhanh chóng lành.

    Mật ong có tác dụng trong việc ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiệt miệng hiệu quả và đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai.

    Nước dừa

    Nước dừa được khuyên dùng cho thai phụ từ hơn 3 tháng – khi thai nhi đã phát triển ổn định. Việc uống nước dừa giúp làm sạch nước ối cho mẹ, cũng có tính mát nên sẽ giúp điều trị nhiệt miệng cho bà bầu tốt hơn. Mẹ bầu cũng nên dùng nước dừa với lượng vừa phải và chỉ nên uống vào ban ngày, không nên dùng vào buổi tối vì có thể khiến các mẹ đi tiểu đêm gây mất ngủ.

    Uống nước dừa giúp làm sạch nước ối cho mẹ, cũng có tính mát nên sẽ giúp điều trị nhiệt miệng cho bà bầu tốt hơn.

    Các loại dưa

    Các loại dưa như dưa hấu, dưa lưới, dưa gang, dưa lê,… có lượng nước khá cao, bổ sung vitamin hạn chế các nốt nhiệt miệng. Các loại dưa có thể chế biến thành sinh tố hoặc nước ép đều rất thanh mát, giúp giải nhiệt cơ thể trong thời tiết nắng nóng.

    Rau xanh

    Các loại rau xanh như rau má, rau dền, mồng tơi, rau đay đều rất tốt, vừa tăng cường vitamin cho cơ thể vừa hỗ trợ điều trị vết nhiệt miệng mau khỏi. Để nước ép rau xanh ngon miệng dễ uống hơn thì mẹ bầu có thể kết hợp cùng một ít trái cây như xoài hay thơm.

    Trà hoa cúc

    Trà hoa cúc mang tác dụng an toàn và hiệu quả trong việc làm lành các vết loét nhiệt miệng. Nếu không biết bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì thì 1 tách trà ấm trước khi đi ngủ là giải pháp tốt, vừa thanh nhiệt vừa giúp ngủ ngon hơn. Lưu ý là không nên pha trà quá đậm để tránh mất ngủ.

    Trà hoa cúc mang tác dụng an toàn và hiệu quả trong việc làm lành các vết loét nhiệt miệng

    Các loại đậu

    Các loại đậu là thực phẩm trị nhiệt miệng cho bà bầu rất hiệu quả vì chứa nhiều chất béo, protein, vitamin C, Folate. Các loại đậu xanh, đậu đen có tính thanh nhiệt cho cơ thể, góp phần giúp điều trị tình trạng nhiệt miệng hiệu quả. Mẹ bầu có thể mang các loại hạt này rang và đun kỹ để uống xen kẽ với nước lọc trong ngày.

    Bên cạnh bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì, cũng còn có nhiều loại thực phẩm tốt cho bà bầu bị nhiệt miệng. Trái cây lạnh như táo, mận, cam là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu bình thường và cả trong những ngày bị nhiệt miệng.

    Cách phòng tránh nhiệt miệng khi mang thai

    Bên cạnh việc tìm hiểu bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì hay ăn gì thì mẹ bầu cần chủ động phòng tránh nhiệt miệng bằng những cách sau:

    • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: đánh răng súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn có hại. Đặc biệt nên duy trì việc lấy cao răng định kỳ, giúp bảo vệ khoang miệng tốt nhất tránh vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây nhiệt miệng.
    • Chế độ dinh dưỡng khoa học: tránh các thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ tăng nguy cơ nhiệt miệng, bổ sung đầy đủ rau xanh, trái cây tươi và uống đủ nước.
    • Nghỉ ngơi tránh căng thẳng áp lực: giúp cơ thể hạn chế nhiệt miệng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
    • Vận động nhẹ nhàng tăng cường thể lực: tập luyện đúng cách để tăng cường thể lực và sức đề kháng cũng giúp hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây tình trạng nhiệt miệng.

    Những thông tin hữu ích giải đáp bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì

    Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì, quan trọng nhất để giúp cơ thể tránh bị nhiệt miệng là tăng cường sức đề kháng.

    Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

    Nguồn: https://nhakhoaimplantdanang.com/ba-bau-bi-nhiet-mieng-nen-uong-gi.html

      Tin liên quan

      Scroll Top