Cách nấu lá trà xanh tươi sao cho không bị chát gắt, thơm ngon đậm đà là một nghệ thuật. Cần thực hiện qua nhiều bước và tốn nhiều thời gian hơn so với việc pha một ấm trà từ lá khô.
Tìm hiểu sự khác biệt giữa trà tươi và trà khô:
- Trà tươi: là loại trà lá được hái trực tiếp từ cây trà hay còn gọi là cây chè sau đó lấy lá xanh hãm với nước nóng thành trà.
- Trà khô: là trà sau khi hái và trải qua các công đoạn chế biến như làm héo, xào trà, vò trà, quay trà…rồi mới pha với nước sôi.
Trà xanh và trà khô khác nhau về trạng thái từ đó mang đến hương vị hoàn toàn khác biệt cũng như cách chế biến cần những yêu cầu đặc thù. Ngày nay, người ta vẫn ưa chuộng cả hai loại này, vì đều đáp ứng được nhu cầu và sở thích của một nhóm người dùng nhất định.
- Xét về hương vị: Trà khô có hương vị đa dạng hơn trà tươi nhiều. Tùy vào cách bạn nấu chè tươi hoặc mua trà khô loại nào mà hương vị sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung trà tươi có vị chát chát tự nhiên, còn trà khô vị sẽ đậm hơn, đắng hơn.
- Điều kiện bảo quản: Đối với trà tươi sau khi hái bạn cần chế biến liền để tránh lá chè héo, sau khi pha nước cũng nên uống liền để giữ hương vị, thời hạn sử dụng ngắn hạn trong ngày hoặc trong tủ lạnh để tránh bị thiu. Với trà khô thì thời gian bảo quản dài hơn, từ hàng tháng đến cả một năm.
- Độ tiện dụng: Nhờ phát triển quy trình chế biến để đảm bảo tính thương mại nên độ tiện dụng của trà khô vượt trội hơn, có thể mua trà ở bất kỳ đâu, mang theo đến bất kỳ nơi nào vì nó nhỏ, gọn và thuận tiện.
Sự yêu thích và tác dụng của lá trà xanh tươi
Như vậy, có thể thấy ngoài việc yêu thích hương vị, người ta còn lựa chọn lá trà tươi khi có thể pha trà và dùng liền. Trong trường hợp muốn sử dụng dần dần hoặc pha thành nhiều hương vị thì người dùng sẽ trữ trà khô.
Trà xanh tươi không chỉ được yêu thích bởi hương vị mà còn được sử dụng trong lĩnh vực y học. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng tích cực của lá trà xanh đối với sức khỏe:
- Hỗ trợ giảm cân: Polyphenol có trong trà xanh đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chuyển hóa lipid giúp cơ thể chuyển hóa chất béo thành năng lượng hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình oxy hóa mỡ thừa.
- Ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường: Nước trà tươi có khả năng cải thiện độ nhạy insulin giúp hạ đường huyết.
- Ổn định huyết áp: Polyphenol trong trà xanh giúp cải thiện tính linh hoạt của mạch máu, ngăn chặn sự co thắt mạch giúp duy trì huyết áp ổn định.
Cách chọn lá trà xanh tươi ngon
Dù bạn có áp dụng cách nấu lá trà xanh tươi ngon kỳ công đến đâu mà nguyên liệu lá ban đầu không ngon thì thành phẩm nước trà của bạn cũng không thể như mong đợi. Lá có ngon thì thành phẩm nước uống mới đậm vị, thanh mát, xanh trong.
Cách chọn lá trà xanh tươi ngon là chọn lá non, bánh tẻ, phần lá giữa cành có màu xanh mướt, không dập nát, không bị sâu bệnh. Nếu bạn không thích vị đậm hay chát thì hãy chọn lá thật nhỏ. Lá càng nhỏ càng nhạt vị. Những lá già sẽ có nhiều chát hơn, màu sắc chè thành phẩm cũng không được xanh trong mà hơi ngả vàng.
Tại Việt Nam, cây trà có một lịch sử khá lâu đời ở Bảo Lộc, được xác định là cây công nghiệp mũi nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao. Không chỉ phủ khắp thị trường nhiều tỉnh, thành trong nước mà hiện nay sản phẩm trà bảo lộc đã vươn ra thị trường thế giới, xuất khẩu đến nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Indonesia, khu vực Trung Đông và Bắc Mỹ…
Cách nấu lá trà xanh tươi ngon không bị chát
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Lá trà xanh tươi
- Ấm nấu nước siêu tốc, bếp nấu, bình đựng trà.
- Hương phụ gia gừng, bạc hà, sả, lá dứa thơm… thẻo sở thích.
Các bước nấu lá chè xanh ngon không bị chát.
Bước 1: Xử lý lá trà xanh trước khi nấu
- Rửa sạch lá chè xanh, cắt riêng lá già, ngọn non và thân cành bởi vì thời gian nấu của các phần này khác nhau. Sau đó hãy vò nát phần lá già, thân cành cắt ngắn khoảng 3-4cm để dễ bỏ vào ấm, lá chỉ gập đôi nếu quá dài, búp non để riêng.
Bước 2: Trần trà xanh với nước sôi
- Cho tất các nguyên liệu bạn đã xử lý gồm lá xanh, thân cành và búp non vào bình, rót nước sôi ngập lá và ngâm khoảng 3 phút. Sau đó thì đổ phần nước này đi. Bước trần lá trà này sẽ giúp lá trà sạch hơn, giảm độ nhựa, ngái và độ chát
Bước 3: Nấu trà
- Ấm nước nấu chè được nấu sôi trước các phần lá chè xanh sau khi trần thì bỏ trực tiếp vào ấm nước đang sôi và nấu tiếp trong 10 phút. Lúc này thì bạn có thể bỏ gừng, lá dứa, sả hoặc bạc hà theo sở thích.
Bước 4: Rót nước ra bình trà
- Hãy lưu ý là không nên ngâm lá trà trong ấm quá lâu, vì sẽ làm trà đắng chát, có mùi nẫu không ngon. Có thể dùng ấm hoặc thêm đá nếu bạn thích uống mát. Hãy rót nước ra bình sau 10 phút và thưởng thức. Phần lá trà bạn có thể dùng để ủ phân hữu cơ.
Một số mẹo nhỏ:
- Thời gian hãm trà: Thời gian hãm trà có thể thay đổi tùy thuộc vào loại trà và khẩu vị của mỗi người. Bạn có thể điều chỉnh thời gian hãm để có được một tách trà vừa ý.
- Kết hợp với các nguyên liệu khác: Bạn có thể kết hợp trà xanh với các nguyên liệu khác như mật ong, chanh, gừng để tạo ra nhiều loại thức uống thơm ngon và có lợi cho sức khỏe.
- Bảo quản lá trà: Bảo quản lá trà ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Lưu ý:
- Không nên đun sôi lá trà: Đun sôi lá trà quá lâu sẽ làm mất đi hương vị thơm ngon và các chất dinh dưỡng có trong trà.
- Nước quá nóng: Nước quá nóng sẽ làm trà bị chát.
Kết luận:
Thưởng thức một tách trà xanh mỗi ngày không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với cách nấu lá trà xanh tươi trên đây, thành phẩm nước trà sẽ có màu nhạt, dùng được từ sáng đến tối. Nếu bạn để trà đến chiều mà thấy chuyển sang màu đục, đỏ thì hãy thêm một cục đá vào ấm trà đã ngấm hoặc thêm vào gáo nước sôi để nguội. Đây là cách giữ màu xanh của nước trà tươi.