Chắc chắn bạn sẽ tự hỏi: “Tại sao phải làm ra cảm biến hình ảnh dạng cong, không phải cảm biến phẳng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của chúng rồi hay sao?”. Theo như lời giải thích của Curve-One: “Việc chụp những bức ảnh góc rộng luôn là trở ngại vì hệ thống ống kính thường bẻ cong hình ảnh được chiếu lên cảm biến. Cảm biến cong hiện nay đã được áp dụng vào nhiều ngành khác nhau, trong đó có cả việc chụp ảnh Vũ trụ trong kính viễn vọng Schmidt với trường ảnh cong về phía trước.”
“Trong những hệ thống cảm biến cong, ống kính sẽ phải trở nên phức tạp hơn để biến hình ảnh trở nên phẳng hơn. Điều này khiến viền ảnh lại bị cong, biến dạng, thậm chí xuất hiện viền tím cũng như làm ống kính nặng hơn.”
Để giải quyết vấn đề này, thay vì sử dụng cảm biến phẳng thì các hãng máy ảnh có thể chuyển sang sử dụng cảm biến cong từ đó giúp việc sản xuất ống kính trở nên dễ dàng hơn, thậm chí sẽ còn có những lợi ích về mặt chất lượng ảnh. Vào 2014, Sony cũng đã đem một cảm biến Full-frame dạng cong đến hội nghị VLSI tại Hawaii và giải thích những ưu điểm của nó, nhưng đến nay chưa sản xuất loại cảm biến này.
Cảm biến CMOS cong của Curve có độ phân giải 12 megapixel và bán kính đường cong 150mm. Hãng sẽ bắt đầu sản xuất đại trà với sự hỗ trợ của Ủy Ban Châu Âu cũng như Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.
Theo: Trí Thức Trẻ
Nguồn: genk.vn