Điện thoại chúng ta mang theo bên mình mỗi ngày có tích hợp microphone, vậy làm sao biết những ứng dụng được cài đặt trên thiết bị có nghe lén thông tin và biết được những bí mật riêng tư của bạn hay không?
Hẳn bạn từng nghi ngờ điện thoại đang nghe lén những đoạn hội thoại diễn ra xung quanh vì đôi khi nhận thấy những đoạn quảng cáo được cá nhân hóa liên quan đến bạn dù chưa từng tìm kiếm điều đó trên mạng Internet. Vậy điều gì đang xảy ra? Bài viết này sẽ cung cấp những bằng chứng giúp bạn hiểu rõ liệu smartphone của mình có đang nghe trộm và sử dụng những dữ liệu đó để phân phối quảng cáo cá nhân hóa hay mọi thứ chỉ là ngẫu nhiên.
Rất nhiều người dùng Internet trên toàn cầu khẳng định có gì đó không minh bạch đang xảy ra với điện thoại của họ. Một số tin rằng microphone trên smartphone đang bị lạm dụng để ghi lại những cuộc hội thoại xung quanh người dùng và sử dụng những thông tin đó để phân phối quảng cáo đúng mục tiêu trên các trang web và mạng xã hội.
Nghe có vẻ khó tin nhưng nhiều bằng chứng đưa ra lại khá thuyết phục. Zoe Kleinman , phóng viên công nghệ của BBC, đã kể lại tình huống như sau: sau khi cô nghe tin về vụ tai nạn thảm khốc của một người bạn thì phát hiện tên, thông tin về vụ tai nạn, địa điểm và thời gian xảy ra xuất hiện ngay trong ô tìm kiếm của Google trên điện thoại.
Bên cạnh đó, một số người dùng Reddit cũng nghĩ rằng điện thoại của họ đang bị nghe trộm. Các cụm từ khoá tìm kiếm phổ biến về chủ đề này trên Google gồm: “iPhone có nghe trộm bạn để phân phối quảng cáo không”, “điện thoại có đang nghe lén tôi không”, và “Google có đang nghe các cuộc chuyện trò của tôi không?”
Nhiều cuộc thảo luận trên Reddit về chủ đề này cũng nhận được nhiều rất nhiều bình luận, chia sẻ từ người dùng. Ví dụ: người dùng BasedBrexitBroker kể lại:
“Một ngày nọ tôi đến quán bar Mexican Paisa. Ở đó mọi người đều nói tiếng Tây Ban Nha và có một ban nhạc mariachi đang biểu diễn. Trong suốt 48 giờ sau đó, mọi quảng cáo trên Instagram, SoundCloud, và Twitter của tổi đều hiển thị tiếng Tây Ban Nha”.
Tương tự, người dùng karlrocks23 chia sẻ:
“Tôi và bạn đang trò chuyện, tôi kể với cô ấy về quán cà phê Nespresso mới mở trong thành phố và mô tả thiết kế nơi đó đẹp ra sao. Dù tôi không thích cà phê lắm, và thậm chí tôi còn chưa bao giờ thử Nespresso. Tô nhớ đó là lần duy nhất mình nhắc nói về Nespresso, và chắc chắn tôi chưa bao giờ tìm từ này trên Google hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác. Nhưng chỉ ngay hôm sau, mọi quảng cáo tôi thấy trên Chrome đều về Nespresso… Những quảng cáo liên quan đến những điều tôi từng tìm kiếm bằng giọng nói hay trực tiếp trên bàn phí là điều bình thường. Nhưng thực sự rất khó chịu khi những cuộc trò chuyện riêng tư của tôi bị lạm dụng để phân phối quảng cáo đúng mục tiêu”.
Rất dễ tìm thấy những câu chuyện tương tự trên Reddit và một số mạng xã hội khác.
Sau khi có nhiều người dùng phàn nàn về vấn đề này, Google Now đã không còn cung cấp đề xuất này nữa. Tuy nhiên, công nghệ được sử dụng để nhắm mục tiêu khách hàng dựa trên những cuộc trò chuyện thường ngày của họ là một điều đáng lo ngại. Thông thường các dữ liệu được ghi lại có thể được sử dụng để nhận dạng người dùng.
Năm 2019, hơn 1.000 bản ghi âm giọng nói do Google Assistant thu thập từ người dùng đã bị rò rỉ cho kênh truyền thông VRT News (Bỉ). Đa số những dữ liệu này được thu thập từ các điện thoại Android, trong đó có rất nhiều thông tin quan trọng đến mức có thể xác định được chủ nhân của thiết bị đó. Trong những bản ghi âm này, có thể biết rõ địa chỉ và nhiều thông tin nhạy cảm khác, thông qua đó dễ dàng tìm được những người có liên quan và chất vấn họ về những điều bí mật nghe được trong đó.
Đáp lại những chỉ trích từ truyền thông vì không bảo vệ dữ liệu người dùng, Google tuyên bố: “Các bản ghi âm thanh không liên kết với tài khoản người dùng”. Tuy nhiên VRT đã chứng minh rằng những thông tin được tiết lộ trong bản ghi âm vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền riêng tư người dùng, kể cả khi những bản ghi âm đó không liên kết với tài khoản của họ.
Mới đây, phóng viên của trang tin MakeUseOf vừa đánh răng vừa đọc bài đánh giá phim thì ngay phía dưới bất người xuất hiện quản cáo bàn chải như hình dưới đây. Điều này khiến anh ta tự hỏi liệu có phải chiếc điện thoại của anh đã nghe âm thanh phát ra từ chiếc bàn chải điện và đưa ra quảng cáo?
Nhiều bằng chứng cho thấy đây khó có thể là một sự trùng hợp, dù rất khó để chứng minh microphone của điện thoại đang thu thập dữ liệu để nhắm mục tiêu quảng cáo. Hiện tại chúng ta đang sử dụng nhiều trợ lý ảo thể thực hiện tác vụ trên smartphone nhanh hơn. Trên thực tế, không có gì đáng ngạc nhiên khi biết những công ty công nghệ lớn như Google, Amazon và Facebook đang quan tâm đến những điều bạn nói.
Để đảm bảo quyền riêng tư của bạn, hãy thiết lập lại điện thoại, không cho phép các ứng dụng truy cập vào microphone trừ khi chúng thực sự cần. Tuy nhiên điều này chỉ hạn chê được một phần, không thể giải quyết triệt để được.
Mọi chuyện dường như không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Suy cho cùng, chứng minh được microphone trên smartphone đang thu thập dữ liệu để hướng nội dung đến người dùng liên quan là điều không dễ thực hiện. Nhưng khi mà chúng ta đều biết rằng điện thoại và các trợ lý kỹ thuật số đều đang nghe ngóng người dùng, bạn thật sự cảm thấy ngạc nhiên khi các công ty như Google, Amazon, và Facebook hào hứng với những điều bạn đang nói ra ư?
Ứng dụng có thể ghi lại dữ liệu âm thanh bằng microphone smartphone của bạn không? Hai chuyên gia an ninh mạng Ken Munro và David Lodge từ Pen Test Partners đã phát triển một ứng dụng để ghi lại những cuộc chuyện trò xung quanh đó và hiển thị nội dung cụ thể lên màn hình.
“Chúng tôi tự cấp quyền cho ứng dụng của mình sử dụng microphone trên điện thoại, thiết lập một máy chủ nghe trộm trên Internet. Sau đó mọi thứ microphone nghe được trên chiếc điện thoại đó, dù nó ở đâu trên thế giới, đều gửi về cho chúng tôi. Sau đó chúng tôi dưa vào đó gửi ngược lại những đoạn quảng cáo tuỳ biến”, Munro cho biết.
Hai chuyên gia nói họ chỉ sử dụng chức năng hiện có của Google Android, phần lớn mã code sử dụng để phát triển ứng dụng có sẵn trong hệ điều hành máy chủ hoặc trong miền công cộng. Thử nghiệm cũng cho thấy thiết bị rất ít hao pin.
Cả Google lẫn Facebook đều phủ nhận ứng dụng của họ sử dụng microphone smartphone để thu thập dữ liệu theo cách trên.
Facebook từng tiết lộ với BBC rằng họ cấm các thương hiệu quảng cáo dựa vào dữ liệu thu thập từ microphone. Trong khi đó, Google tuyên bố hãng không sử dụng bất kỳ cụm từ nào sau khi từ khóa OK Google được nói ra, hoặc chia sẻ chúng với các bên thứ ba.
Ngoài ra, các nhà phát triển ứng dụng phải tuân thủ chính sách dành cho nhà phát triển của Google. Trong đó nêu rõ ứng dụng không được xâm phạm quyền riêng tư người dùng bằng cách sử dụng bản ghi âm từ Google Assistant.
Trên thực tế thì Google có thu thập nhiều thứ từ bạn và Amazon cũng làm điều tương tự thông qua Amazon Echo. Vậy liệu những thông tin này có được sử dụng cho mục đích thương mại như quảng cáo hay không?
Chắc là không. Bởi vì những cải tiến về quyền riêng tư trên thiết bị di động đã chấm dứt tình trạng này Nếu đang sử dụng hệ điều hành mới phát hành gần đây, bạn sẽ rất ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề này.
Vậy điều gì đang xảy ra? Đây có thể chỉ là do hồ sơ người dùng được liên kết với các thiết bị khác nhau được đồng bộ hóa để hiển thị quảng cáo về những điều bạn quan tâm, hoặc cũng có thể bạn từng xem qua hay nhận email về điều đó. Thoạt nghe điều này có vẻ đáng lo ngại nhưng dù sao nó vẫn tốt hơn so với việc bị nghe lén và phân phối quảng cáo đúng mục tiêu. Cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra lại thiết bị để chắc chắn các ứng dụng không cần thiết bị cấm truy cập vào microphone.
Theo: Nhẫn Bùi
Nguồn: techsignin.com