Driver không còn là từ khóa lạ lẫm với người dùng máy tính. Trong khi sử dụng, driver là thứ không thể thiếu. Nó được só sánh như chiếc cầu nối giữa máy tính và những thiết bị khác như điện thoại,USB, máy in… Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ driver hay chức năng của nó.
Driver là một phần mềm cho phép hệ điều hành, chương trình hay các ứng dụng khác trên máy tính có thể điều khiển và sử dụng được. Hãy hiểu đơn giản rằng, nếu máy tính của bạn có card màn hình, nhưng thiếu driver thì hệ điều hành sẽ không dùng được card màn hình. Hoặc chẳng hạn máy tính có card WiFi nhưng không cài driver thì bạn cũng sẽ không thể dùng WiFi được.
Nói cách khác, driver máy tính như một thông dịch cho phần cứng và hệ điều hành. Khi bạn không có driver hoặc driver không đúng với máy tính, hệ điều hành có thể không nhận ra được các thiết bị phần cứng và bạn sẽ không sử dụng được. Driver như một thông dịch viên, giúp chương trình và phần cứng hiểu nhau, giao tiếp được với nhau.
Ngoại trừ Windows 10 có khả năng tự nhận driver thì những phiên bản Windows khác đều yêu cầu bạn phải cài lại driver. Nếu không làm vậy thì mọi driver trên hệ điều hành cũ đều sẽ bị xóa, dẫn đến tình trạng không dùng được các phần cứng của máy tính như WiFi, card màn hình…
Muốn hệ điều hành hoạt động tốt, bạn cần cập nhật driver thường xuyên. Nếu tất cả mọi thứ trên máy tính đều hoạt động tốt thì bạn có thể bỏ qua bản cập nhật driver để tránh gây sự cố không mong muốn. Dưới đây là những trường hợp cần cập nhật driver bạn cần chú ý:
Theo: MP
Nguồn: techz.vn