“Máy tính cũ” cứ yên chí mà lên Windows 11, vì sao Microsoft sẽ hỗ trợ các bạn dài dài

09:00 Sáng - 21/10/2021
0 Bình luận
448
bởi Đàm Hằng

Nếu những “cải lùi” của Windows 11 không làm các bạn thấy khó chịu thì những ai có máy tính “không đủ yêu cầu phần cứng” cứ yên tâm mà lên đời Windows 11 mới nhất đi.

Windows 11 đã ra mắt chính thức được gần 2 tuần nhưng trước đó nó đã thu hút được rất nhiều sự chú ý trong giới công nghệ bởi tuyên bố “Windows 10 sẽ là phiên bản Windows cuối cùng” từ Jerry Nixon – giám đốc quản lý hoạt động phát triển của Microsoft tại hội nghị Ignite hồi năm 2015.

Trong nửa tháng qua, rất nhiều người dùng đã nhanh chóng cập nhật lên bản Windows mới nhất, trong số này có cả những máy tính vốn “không đủ yêu cầu phần cứng” (theo tuyên bố trước đó của Microsoft).

Máy không đủ yêu cầu CPU của Windows 11 nhưng tôi vẫn cố “bon chen” lên đời cho bằng được

Microsoft thậm chí còn vi phạm sâu hơn những chính sách của mình khi cho phép những máy tính “không đủ yêu cầu” này nhận được bản cập nhật đầu tiên, mặc dù không có gì chắc chắn là họ sẽ chặn cập nhật các máy tính “không tương thích” trong tương lai.

may tinh cu cu yen chi ma len windows 11 toi se phan tich vi sao microsoft se con ho tro cac ban dai dai 1 1

Nhận định

Cá nhân tôi cho rằng những hành động và phát ngôn “tiền hậu bất nhất” của Microsoft không có gì là khó hiểu nếu chúng ta nhìn vào trong quá khứ khoảng hơn chục năm trở lại. Đây cũng không phải lần đầu tiên họ làm như vậy, và tất cả cũng chỉ vì mục tiêu tăng lợi nhuận và chiếm lĩnh thị phần.

Các lý lẽ của tôi

Có rất nhiều thông tin và sự kiện để tôi tin vào nhận định của mình, nhưng dưới đây chỉ xin trình bày những điểm mấu chốt:

1.Windows XP – bầu sữa vắt mãi vẫn còn “thơm ngon đến giọt cuối cùng”

Windows XP được phát hành cho nhà sản xuất vào ngày 24 tháng 8 năm 2001, còn người dùng cá nhân bắt đầu được mua bản quyền bán lẻ vào ngày 25 tháng 10 năm 2001.

Máy tính cũ cứ yên chí mà lên Windows 11, tôi sẽ phân tích vì sao Microsoft sẽ còn hỗ trợ các bạn dài dài - Ảnh 2.

Microsoft dự định ngừng cấp phép Windows XP cho các nhà sản xuất OEM và chấm dứt bán lẻ hệ điều hành này vào ngày 30 tháng 6 năm 2008 – tức 17 tháng sau khi phát hành Windows Vista. Tuy nhiên, doanh số quá thấp của Vista cùng với sự ra đời của một thế hệ “máy tính cá nhân chi phí cực thấp” mà đặc biệt là netbook đã khiến công ty này phải công bố một ngoại lệ vào ngày 3 tháng 4 năm 2008 – tiếp tục cấp phép Windows XP cho các nhà sản xuất máy tính cho đến một năm sau khi ra mắt Windows 7 vào ngày 22 tháng 10 năm 2010.

Máy tính cũ cứ yên chí mà lên Windows 11, tôi sẽ phân tích vì sao Microsoft sẽ còn hỗ trợ các bạn dài dài - Ảnh 3.

Một chiếc netbook chạy Windows XP (có lẽ không nhiều bạn đọc biết tới sản phẩm này).

Các nhà phân tích cảm thấy rằng động thái này chủ yếu nhằm cạnh tranh với các netbook chạy hệ điều hành Linux.

Hỗ trợ chính cho Windows XP kết thúc vào ngày 14 tháng 4 năm 2009, và hỗ trợ mở rộng kết thúc vào ngày 8 tháng 4 năm 2014. Từ thời điểm này, hệ điều hành không còn nhận được các bản cập nhật bảo mật hoặc hỗ trợ. Đây được coi là hệ điều hành có tuổi đời được hỗ trợ dài nhất của Microsoft bởi thông thường các sản phẩm của Microsoft có vòng đời hỗ trợ chỉ 10 năm.

Máy tính cũ cứ yên chí mà lên Windows 11, tôi sẽ phân tích vì sao Microsoft sẽ còn hỗ trợ các bạn dài dài - Ảnh 4.

Ngoài các bản cập nhật bảo mật cuối cùng được phát hành vào ngày 8 tháng 4, không có thêm bản vá bảo mật hoặc thông tin hỗ trợ nào được cung cấp miễn phí cho XP; “các bản vá quan trọng” sẽ vẫn được tạo và chỉ cung cấp cho những khách hàng đăng ký gói “Hỗ trợ tùy chỉnh” có trả phí. Windows Embedded POSReady 2009, dựa trên Windows XP Professional đã nhận được các bản cập nhật bảo mật cho đến tháng 4 năm 2019.

Windows XP Commercial

2.Thất bại của Windows Vista – cái giá của sự ngạo nghễ

Máy tính cũ cứ yên chí mà lên Windows 11, tôi sẽ phân tích vì sao Microsoft sẽ còn hỗ trợ các bạn dài dài - Ảnh 6.

Windows Vista xứng đáng là sản phẩm tai tiếng nhất trong lịch sử của Microsoft. Nhiều người thậm chí chưa từng dùng qua nó cũng theo trend mà chê bai nhiệt tình. Bất chấp các nỗ lực quảng bá của Microsoft, người dùng vẫn không mặn mà với Vista, thậm chí còn khẳng định hùng hồn rằng hệ điều hành này chỉ được vẻ ngoài hào nhoáng, còn lại thì chậm chạp, khó dùng, kém tương thích và nặng nề.

Máy tính cũ cứ yên chí mà lên Windows 11, tôi sẽ phân tích vì sao Microsoft sẽ còn hỗ trợ các bạn dài dài - Ảnh 7.

Trong khi Windows XP vừa mang lợi thế ổn định của Windows NT, lại vẫn có khả năng tương thích ngược với toàn bộ phần mềm dành cho dòng Windows 9x thì Microsoft “tự đắc” trình làng phiên bản Windows Vista hoành tráng, hào nhoáng, siêu bảo mật, nhưng không thèm chơi với rất nhiều phần cứng lẫn phần mềm thương mại trên thị trường.

Windows Vista Commercial – The “Wow” starts now.

Vào thời điểm ra mắt là tháng 1 năm 2007, Windows Vista sử dụng quá nhiều tài nguyên hệ thống trong khi hầu hết các máy tính ở thời điểm đó đều không đủ đáp ứng và người dùng buộc phải nâng cấp phần cứng nếu muốn sử dụng Windows Vista mà không bị giật, lag. Cú “double kill” vừa phải mua phần cứng, vừa phải mua phần mềm thực sự rất tốn kém và khiến nhiều triệu người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp phải chùn tay.

Máy tính cũ cứ yên chí mà lên Windows 11, tôi sẽ phân tích vì sao Microsoft sẽ còn hỗ trợ các bạn dài dài - Ảnh 9.

Thói ngạo nghễ, coi thường ý kiến người dùng đã khiến Microsoft ăn quả đắng khi mà cả khách hàng doanh nghiệp lẫn người dùng cuối chẳng hề hân hoan đón nhận Windows Vista bởi tính tương thích quá kém cũng như gánh nặng hầu bao.

3.Windows 11 – chiêu marketing lợi hại và sự nhượng bộ ở thế “cửa trên”

Ngay từ khi các thông tin đầu tiên về các yêu cầu phần cứng khắt khe của Windows 11 được chia sẻ trên Internet, tôi đã cho rằng đơn giản mà nói thì có hai khả năng xảy ra:

Khả năng thứ nhất là Windows 11 sẽ trở thành hệ điều hành chết yểu, là cú đấm thẳng vào những cái đầu ngạo nghễ ở Microsoft khi khăng khăng “bắt” người dùng phải theo ý họ.

Một trong những lý do khiến Windows thống trị thế giới máy tính là vì yêu cầu phần cứng hợp lý và gần như mọi cấu hình đều có thể cài đặt hệ điều hành này.

Bài học Windows Vista vẫn còn nguyên giá trị khi mà một phiên bản Windows chỉ “chơi” với phần nhỏ các máy tính “đời mới” – trong khi hàng trăm triệu máy tính khác đang có trên thị trường lại bị cho “ra de” vì không đáp ứng được yêu cầu phần cứng.

Máy tính cũ cứ yên chí mà lên Windows 11, tôi sẽ phân tích vì sao Microsoft sẽ còn hỗ trợ các bạn dài dài - Ảnh 10.

Máy vẫn ngon mà sao không lên được Windows 11 á???

Đa phần người dùng không quan tâm tới những lời giải thích hay lý do bảo mật… mà Microsoft đưa ra. Cái họ muốn là chiếc máy tính 5, 6 năm tuổi vẫn có thể cài được Windows bản mới, bởi chu kỳ thay máy của đại đa số người bình thường không giống với thay điện thoại.

Khả năng thứ 2 là các tuyên bố của Microsoft chỉ để nhấn mạnh tới khả năng bảo mật và những khả năng vượt trội của Windows 11 so với các hệ điều hành trước, đồng thời quảng cáo miễn phí cho Windows 11 .

Máy tính cũ cứ yên chí mà lên Windows 11, tôi sẽ phân tích vì sao Microsoft sẽ còn hỗ trợ các bạn dài dài - Ảnh 11.

Biến Windows 11 thành khao khát của người dùng – nước cờ cao tay của Microsoft

Lẽ thường cái gì hiếm thì mới quý, và nếu như quảng cáo rằng chỉ những máy tính có trang bị chip bảo mật “gì gì đó” mới có thể cài đặt được Windows 11 thì tự nhiên điều đó sẽ gây tò mò và ấn tượng với mọi người. Dân tình sẽ đổ xô đi tìm hiểu về cái chip bảo mật – vốn nằm sẵn trên bo mạch chủ từ tám đời, thậm chí còn bị tắt đi theo mặc định mà chẳng ai thèm hay biết. Người đủ yêu cầu phần cứng vì thế sẽ hỉ hả mà chia sẻ cấu hình của mình lên mạng xã hội, còn người “thiếu hụt” sẽ tìm cách để vượt qua và cố để cài cho bằng được khi Windows 11 ra mắt.

Máy tính cũ cứ yên chí mà lên Windows 11, tôi sẽ phân tích vì sao Microsoft sẽ còn hỗ trợ các bạn dài dài - Ảnh 12.

Còn gì có thể gây nên hiệu ứng sôi sục hơn thế? Chỉ bằng một vài câu nói mà Microsoft đã khiến hàng trăm triệu người sôi sục và nóng lòng chờ đợi ngày Windows 11 ra mắt để có thể “xé rào”. Thay vì ép uổng người dùng, Microsoft đã khiến họ tự cảm thấy thèm muốn được lên Windows 11. Nếu đúng vậy thì Microsoft đã thấm nhuần bài học từ cú ngã mang tên Vista và dùng chính nó để làm bàn đạp, biến việc sở hữu phiên bản Windows mới nhất trở thành đặc quyền mà chỉ “số ít” mới có được. Các vị đúng là bậc thầy về marketing!

Introducing Windows 11

Tổng kết đến hiện tại

Thực tế đã chứng minh rằng nhận định của tôi cho tới nay không sai, và mọi thứ đang diễn ra theo khả năng thứ 2. Điểm sơ qua thì không khó để thấy Microsoft đã:

1.Không giới hạn đối tượng được tải bộ cài đặt Windows 11;

2.Mời hacker “đánh” Windows 10 để nêu bật khả năng bảo mật vượt trội của Windows 11 nhưng vẫn “chủ động” bày cách cho người dùng bỏ qua bước kiểm tra tương thích phần cứng để có thể cài đặt Windows 11 lên các máy tính cũ, mặc dù vẫn không quên cảnh báo về những sự cố hay sụt giảm hiệu năng, mất an toàn… bla… bla khi cố tình cài đặt;

3.Tung ra bản cập nhật cho Windows 11 được cài lên những máy tính “không tương thích”;

Máy tính cũ cứ yên chí mà lên Windows 11, tôi sẽ phân tích vì sao Microsoft sẽ còn hỗ trợ các bạn dài dài - Ảnh 14.

Suốt một thời gian dài Microsoft thậm chí đã rất “nhân nhượng”, không thèm siết chặt bản quyền của người dùng cá nhân chỉ để phục vụ mục tiêu phủ sóng hệ điều hành Windows tới càng nhiều máy càng tốt, vậy chẳng có lý do gì để họ tự trói Windows 11 vào tập máy tính “cấu hình cao” và để mất mảng lớn thị phần – vốn vẫn có thể chạy Windows 10 hay Windows 7 “phà phà”.

Vì vậy, nếu những “cải lùi” của Windows 11 không làm các bạn thấy khó chịu thì những ai có máy tính “không đủ yêu cầu phần cứng” cứ yên tâm mà lên đời Windows 11 mới nhất đi. Microsoft chắc hẳn sẽ không dám hắt hủi các bạn đến mức chặn cập nhật đâu! Họ cần chúng ta, chỉ có điều họ không muốn nói ra điều đó mà thôi!

Theo: Trí Thức Trẻ

Nguồn: genk.vn

Tin liên quan

Scroll Top