Một linh kiện phần cứng đã hạ gục cả thị trường chứng khoán 6.000 tỷ USD như thế nào?

03:21 Chiều - 05/10/2020
0 Bình luận
345
bởi Vũ Thụy

Tám giờ sáng thứ Năm tuần trước, ngày 1 tháng 10, một buổi sáng mùa thu như thường lệ với các nhà giao dịch chứng khoán khi họ chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Nhưng một điều bất thường đang xảy ra. Các chỉ số giá cùng các dữ liệu khác của thị trường hàng hóa lớn thứ ba thế giới không hiện ra như thường lệ. Một số người khác còn thấy dữ liệu liên tục xuất hiện rồi biến mất.

Mọi người đều hoang mang không hiểu chuyện gì xảy ra. Liệu hệ thống của công ty họ đang gặp sự cố hay sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) – sàn giao dịch hàng hóa lớn thứ ba thế giới với trị giá 6.000 tỷ USD – đang gặp trục trặc.

Một phút sau đó, sàn giao dịch chứng khoán phát đi thông báo đầu tiên tới nhà quản trị hệ thống của các công ty chứng khoán cho biết hệ thống giao dịch của TSE đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, tại một số công ty môi giới, thông tin này không lập tức được truyền xuống từng nhân viên.

Một linh kiện phần cứng đã hạ gục cả thị trường chứng khoán 6.000 tỷ USD như thế nào? - Ảnh 1.
Bảng điện tử với các mã cổ phiếu trống rỗng, hoàn toàn không có giao dịch nào vào sáng thứ Năm tuần trước

Đến 8 giờ 5 phút, trên Twitter – kênh liên lạc thường được các nhà môi giới sử dụng bên ngoài hệ thống liên lạc chính thức – bắt đầu lan truyền tin đồn về vấn đề đối với hệ thống giao dịch của TSE. Cảm giác bối rối ngày càng gia tăng khi vẫn chưa có thông báo chính thức sàn giao dịch.

Đến 8 giờ 36 phút sáng, TSE cuối cùng cũng phát đi thông báo chính thức đến các công ty chứng khoán rằng, hoạt động giao dịch sẽ bị ngừng lại hoàn toàn.

Đây là lần đầu tiên sau gần 15 năm nay, sàn giao dịch này bị ngừng lại hoàn toàn. Thị trường chứng khoán Tokyo có chính sách không đóng cửa, kể cả trong trường hợp có thảm họa tự nhiên, vì vậy đối với nhiều người đang chuẩn bị cho ngày giao dịch hôm đó, đây là lần đầu tiên họ gặp phải tình huống này.

Chỉ một linh kiện phần cứng hỏng

Chính sách này của sàn giao dịch Tokyo có được là nhờ vào hệ thống giao dịch điện tử ArrowHead (Đầu Mũi tên) của mình. Đây là hệ thống giao dịch hoàn toàn bằng điện tử, được thiết kế dựa trên sự hợp tác với hãng Fujitsu.

Từ khi được vận hành vào đầu năm 2010 cho đến nay, nó đã trở thành giải pháp hàng đầu cho hệ thống giao dịch hiện đại với tốc độ giao dịch nhanh và đáng tin cậy. Hệ thống với 350 máy chủ xử lý các lệnh mua và bán với cấp độ chỉ tính bằng vài mili giây và có khả năng mở rộng dung lượng gấp đôi khi cần thiết. Cho dù gặp vài trục trặc từ sau khi ra mắt, nhưng nó chưa từng gặp sự cố lớn nào đến nay.

Một linh kiện phần cứng đã hạ gục cả thị trường chứng khoán 6.000 tỷ USD như thế nào? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi vào sáng thứ Năm tuần trước, khi một linh kiện phần cứng có tên thiết bị ổ đĩa chia sẻ số 1 – một trong hai hộp lưu trữ dữ liệu hình vuông – phát hiện lỗi bộ nhớ. Thiết bị này được dùng để lưu trữ dữ liệu quản trị cho hàng loạt các máy chủ khác sử dụng và phân phối thông tin, ví dụ các câu lệnh cùng ID kết hợp với mật khẩu cho các thiết bị giám sát giao dịch.

Thông thường, khi ổ đĩa số 1 bị lỗi, hệ thống sẽ tự động chuyển sang thiết bị dự phòng – ổ đĩa chia sẻ số 2. Nhưng vì nguyên nhân nào đó mà các nhà điều hành của sàn giao dịch TSE cũng không hiểu nổi, quá trình này không xảy ra. Điều đó tác động trực tiếp đến các máy chủ đóng vai trò như cổng phân phối thông tin, khiến chúng không thể gửi thông tin giao dịch trên thị trường đến cho các nhà giao dịch chứng khoán.

Và cuối cùng hiệu ứng dây chuyền đã xảy ra.

Quyết định lịch sử

Thật trùng hợp, ngày hôm đó lại là ngày nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng sẽ được công bố và chúng có thể ảnh hưởng đến khoảng 2.500 cổ phiếu đang giao dịch trên nhiều sàn chứng khoán khác nhau, bao gồm cả Nikkei 225 và Topix.

Điều đó càng làm nhiều người sốt ruột và hy vọng hệ thống giao dịch sớm vận hành trở lại – như điều đã từng xảy ra vào năm 2012 khi hệ thống này cũng từng gặp trục trặc nhưng sau đó đã sớm hoạt động trở lại. Nhưng sự cố lần này lại hoàn toàn khác.

Một linh kiện phần cứng đã hạ gục cả thị trường chứng khoán 6.000 tỷ USD như thế nào? - Ảnh 3.
Từ tạm dừng giao dịch, TSE cuối cùng đã quyết định ngừng hoàn toàn giao dịch trong cả ngày hôm đó.

Sau khi hệ thống không tự động đổi sang thiết bị lưu trữ dự phòng, sàn giao dịch TSE đã buộc phải chuyển đổi thủ công sang ổ đĩa chia sẻ số 2. Nhưng vào lúc này, các nhà quản trị lại phải đối mặt với một sự lựa chọn khác: họ có thể bắt đầu lại việc giao dịch ngay trong ngày, nhưng điều này sẽ buộc phải thiết lập lại toàn bộ hệ thống – tắt nguồn và khởi động lại.

Điều này cũng có nghĩa dữ liệu cho những lệnh đặt mua bán mà các công ty chứng khoán đã nhận được sẽ bị mất hết – thay vì bị hủy bỏ. Điều này có nghĩa là số tiền và hàng hóa mà các nhà giao dịch đã đặt vào lệnh đó có thể không được hoàn trả và theo các công ty chứng khoán, điều này sẽ dẫn đến sự hỗn loạn. Cuối cùng, sau khi trao đổi với những người tham gia thị trường, TSE quyết định đi đến một quyết định lịch sử: dừng giao dịch trong cả ngày hôm đó.

Lần đầu tiên từ năm 1999 đến nay, sàn giao dịch này dừng hoạt động lâu đến vậy.

Một linh kiện phần cứng đã hạ gục cả thị trường chứng khoán 6.000 tỷ USD như thế nào? - Ảnh 4.
Các giám đốc điều hành của TSE cúi đầu nhận lỗi trong cuộc họp báo vào chiều hôm đó

Đến 4h30 chiều hôm đó, 4 giám đốc điều hành của TSE đã tổ chức một cuộc họp báo để giải thích về sự cố này. Nếu như vào buổi sáng, sàn giao dịch còn bị chỉ trích vì thông tin đối với sự cố thì vào buổi chiều, họ lại giành được lời khen ngợi vì cách xử lý cuộc họp báo.

Thay vì đổ lỗi cho Fujitsu, nhà cung cấp hệ thống giao dịch này, các giám đốc điều hành của TSE đã thẳng thắn nhận trách nhiệm về sự cố. Các câu hỏi từ giới truyền thông đã được trả lời một cách tương đối dễ dàng, cũng như thảo luận về các lĩnh vực như kiến trúc hệ thống bằng các thuật ngữ kỹ thuật cao.

Ngày hôm sau, sự cố đã được khắc phục và hoạt động giao dịch đã trở lại với. Trong khi sự cố đã trôi qua mà không gặp vấn đề gì lớn, nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Một trong số đó là liệu một lỗi phần cứng tương tự như vậy có xảy ra với các thị trường chứng khoán khác hay không.

Theo một nhà chiến lược, điều đó là hoàn toàn có thể. Không chỉ riêng Nhật Bản, điều này có thể xảy đến ở bất kỳ đâu.

Tham khảo Bloomberg

    Theo: Nguyễn Hải

    Nguồn: soha.vn

    Tin liên quan

    Scroll Top