Thương hiệu Panasonic chiếm vị trí số 1 thị phần tiêu dùng máy giặt cửa trên trong năm 2019 (Nguồn: GfK)
Thị trường điện tử tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng sôi động với sự góp mặt của nhiều thương hiệu trong nước cũng như hoạt động của các thương hiệu ngoại đã chiếm lĩnh thị trường lâu năm. Đồng thời, trong những năm trở lại đây, mức sống người dân ngày càng tăng cao. Những sản phẩm gia dụng vốn được coi là xa xỉ như máy giặt đã trở nên phổ biến trong mỗi gia đình. Do đó, sự cạnh tranh ở phân khúc máy giặt cửa trên chưa bao giờ “hạ nhiệt” vì máy giặt cửa trên vốn được định giá hợp lý hơn so với máy giặt cửa trước, phù hợp với thu nhập và chi tiêu của nhiều gia đình Việt.
Theo một nghiên cứu hành vi người tiêu dùng do Deloitte Việt Nam thực hiện năm 2019, đối với các sản phẩm gia dụng có giá trị lớn như máy giặt hay tủ lạnh, có đến 94% người tiêu dùng được khảo sát có xu hướng lựa chọn thương hiệu ngoại hơn là các thương hiệu trong nước. Điều này thể hiện xu hướng tin tưởng và lựa chọn các thương hiệu ngoại nhập uy tín của người tiêu dùng, nhất là đối với các sản phẩm giá trị cao như máy giặt.
Người tiêu dùng được khảo sát lựa chọn các thương hiệu nước ngoài đối với ngành hàng Đồ gia dụng lớn chiếm đến 94% (Nguồn: Deloitte Việt Nam)
Đồng thời, trong số các thương hiệu ngoại, Nhật Bản là quốc gia có thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích và lựa chọn chủ yếu (chiếm 64%), tiếp đó là các thương hiệu ngoại khác từ Hàn Quốc (chiếm 22%), từ Trung Quốc (5%), từ châu Âu (3%), và từ các quốc gia khác (6%).
Nguồn gốc thương hiệu chiếm 64% lựa chọn của người tiêu dùng trong ngành hàng gia dụng lớn đến từ Nhật Bản (Nguồn: Deloitte Việt Nam)
Nghiên cứu của Deloitte cũng cho thấy bốn tiêu chí chính trong việc lựa chọn sản phẩm gia dụng lớn gồm: Độ bền sản phẩm (21%), Công nghệ (15%), Chất lượng sản phẩm (16%), Uy tín (14%). Có thể nói, đây là lợi thế dành cho những hãng điện tử của Nhật Bản như Panasonic. Với ưu thế gia nhập thị trường từ rất sớm và tập trung tạo ra các sản phẩm chất lượng, thương hiệu Panasonic đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng nhờ việc tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của tiêu dùng Việt Nam.
Bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trong ngành hàng đồ gia dụng là độ bền, công nghệ, chất lượng, và uy tín (Nguồn: Deloitte Việt Nam)
Với sự tin tưởng của người tiêu dùng, thống kê mới đây từ GfK đã khẳng định vị trí số 1 của Panasonic tại thị trường máy giặt tại Việt Nam trong phân khúc máy giặt cửa trên. Theo đó, đối với dòng máy giặt cửa trên của hãng, Panasonic liên tục dẫn đầu trong 12 tháng liên tiếp từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019 về doanh số bán hàng, chiếm lĩnh vị trí thị phần số 1. Xét theo thị phần doanh số bán lẻ cả năm, Panasonic liên tục chiếm giữ một phần ba thị trường với thị phần từ 29% đến 32% đối với phân khúc máy giặt cửa trên.
Doanh số máy giặt cửa trên của Panasonic đạt ngưỡng cao nhất trong tháng 9 và tháng 10/2019 dù đây không phải là mùa cao điểm về máy giặt. (Nguồn: GfK)
Trong đó, doanh số máy giặt cửa trên của Panasonic cán mốc cao nhất trong hai tháng 9 và tháng 10/2019 và có một sự giảm nhẹ nhưng không đáng kể trong hai tháng cuối năm nhưng cũng tương đương với doanh số của hãng trong mùa cao điểm về máy giặt.
Điều này có thể lý giải là do cuối năm 2019, Panasonic đã tạo một cú huých cho thị trường khi giới thiệu model máy giặt cửa trên TD Inverter hoàn toàn mới. Đây là một trong những chiếc máy giặt cửa trên hiếm hoi được tích hợp chức năng giặt nóng như ở các máy giặt cửa trước. Ở phân khúc máy giặt cửa trước cao cấp, Panasonic cũng được Euromonitor chứng nhận là thương hiệu máy giặt sấy tự động số 1 tại thị trường Nhật Bản. Với giá bán đa dạng từ 4 – 14 triệu đồng cho dòng máy giặt cửa trên và từ 15 – 23 triệu đồng cho dòng máy giặt cửa trước, máy giặt Panasonic được xem là có mức giá hợp lý, cùng với ưu thế về công nghệ hiện đại, dịch vụ chăm sóc khách hàng phát triển, có khả năng tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng có nhiều nhu cầu và thu nhập khác nhau.
Người khổng lồ Panasonic cũng đang chuyển dịch dần các nhà máy sản xuất của hãng về Việt Nam, trong đó có 2 nhà máy sản xuất máy giặt và tủ lạnh tại Đông Anh (Hà Nội) và Hưng Yên. Bên cạnh đó, 2 nhà máy này còn được thành lập bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) riêng nhằm cung cấp những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người Việt. Điều này là minh chứng cho thấy thị trường 97 triệu dân được nhận định là thị trường có sức hút rất lớn và là trọng điểm đầu tư của Panasonic, cung cấp sản phẩm phục vụ không chỉ riêng thị trường trong nước mà còn dành cho cả thị trường trong khu vực.
Việc giữ vững vị trí số 1 trong thị trường máy giặt cửa trên và tiếp tục bứt phá để chiếm lĩnh thị phần máy giặt cửa trước cao cấp chắc chắn sẽ là những bước tiến sắp tới của người khổng lồ Nhật Bản tại thị trường máy giặt Việt Nam. Cùng với phương châm kiến tạo các giải pháp sức khoẻ toàn diện, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về sức khoẻ, an toàn và tiện nghi, Panasonic định hướng sẽ tiếp tục đưa ra các chiến lược phát triển mới, nhằm khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường điện tử gia dụng và đặc biệt là trong thị trường máy giặt tại Việt Nam.
Theo: Vũ Thị Vẻ
Nguồn: techz.vn