Segment và Backbone trong mạng có gì khác biệt?

03:35 Chiều - 21/11/2020
0 Bình luận
1068
bởi Nam Nguyễn

    Backbone và segment là hai khái niệm cực kỳ quan trọng trong thiết kế mạng tuy rằng chúng không mấy liên quan. Segment mạng hay còn được biết đến là sự phân chia logic của mạng cục bộ. Nó thường được liên kết với các segment khác bằng router hoặc bridge. Còn backbone thì là một liên kết băng thông cao. Nó được sử dụng để truyền lưu lượng giữa các mạng hoặc trên những khoảng cách vật lý lớn. Đặc biệt, một số thiết kế mạng có các segment riêng lẻ sẽ được kết nối bằng backbone.

    Hiệu suất segment

    Mạng thông thường sẽ được chia thành các segment do ảnh hưởng từ hiệu suất. Cụ thể, các bridge và router có thể được sử dụng để chia mạng thành các collision domain hay còn gọi là các miền xung đột. Hai thiết bị ở trong cùng một miền xung đột, nếu lưu lượng mạng mà chúng gửi đi có khả năng xảy ra xung đột. Có một số miền xung đột nhỏ thay vì một domain lớn giúp giảm nguy cơ mất dữ liệu do xung đột. Router cũng có thể tạo các broadcast domain giúp tiết kiệm băng thông mạng. Bằng cách giảm số lượng thiết bị mà một máy riêng lẻ có thể sử dụng cùng một lúc.

    Bảo mật segment

    Các segment còn được sử dụng để tăng thêm tính bảo mật của mạng. Khi máy tính bị tin tặc xâm nhập thì phần lớn các thiết bị trong segment mạng của nó đều có khả năng gặp phải rủi ro. Nếu như toàn bộ hệ thống mạng thực sự là một segment lớn. Điều này có nghĩa là mọi thiết bị trên mạng đều sẽ gặp nguy hiểm. Và lúc này, việc chia nhỏ mạng thành các segment nhỏ hơn và tách từng segment bằng tường lửa sẽ đồng nghĩa với việc xâm phạm một máy riêng lẻ. Và nó sẽ chỉ khiến một số ít máy tính gặp rủi ro.

    Backbone và segment là những khái niệm quan trọng trong thiết kế mạng
    Backbone và segment là những khái niệm quan trọng trong thiết kế mạng

    Backbone

    Các backbone mạng thường được sử dụng để kết nối các mạng cục bộ với nhau. Từ đó tạo thành hệ thống mạng diện rộng hay còn gọi là mạng WAN. Công nghệ và quy mô đằng sau các hệ thống mạng sẽ rất khác nhau. Nhất là với một số hệ thống mạng chỉ được sử dụng để kết nối một vài tòa nhà và một số trải dài trên toàn quốc. Các kết nối backbone thường chạy với tốc độ cao nhất của bất kỳ thành phần mạng nào. Vì chúng thường mang nhiều lưu lượng nhất. Nếu như Backbone không đáp ứng nhu cầu băng thông của mạng có thể tạo ra tắc nghẽn tốc độ. Và từ đó sẽ làm giảm hiệu suất mạng.

    Internet backbone

    Thuật ngữ “backbone” được kết hợp chặt chẽ với một ví dụ cụ thể là Internet backbone. Những kết nối xuyên lục địa có băng thông cực cao thường được sử dụng để tạo điều kiện cho lượng dữ liệu khổng lồ di chuyển. Những kết nối này sẽ được xử lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp 1. Họ sẽ bán không gian trên mạng của mình cho các ISP mà người dùng sử dụng để kết nối với Internet. Từ đó dễ dàng nhận thấy, nếu như không có những liên kết backbone này thì có lẽ Internet sẽ mãi chỉ là một khái niệm không khả thi.

      Theo: Nguyễn Thu Hà

      Nguồn: quantrimang.com

      Tags:

      Tin liên quan

      Scroll Top