Răng bị lủng lỗ thường làm bạn cảm thấy đau nhức, mất thẩm mỹ và còn liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, cũng còn tùy vào từng nguyên nhân mà có cách trị răng bị lủng lỗ tại nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
Răng bị lủng lỗ là tình trạng răng lủng lỗ bắt đầu với những lỗ nhỏ trên bề mặt răng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tiếp tục tấn công men răng làm cho lỗ thủng dần lớn hơn, vi khuẩn tấn công sâu vào tổ chức ngà răng và tủy răng bên trong.
Thời gian điều trị càng trì hoãn, cấu trúc răng sẽ bị phá hủy càng nghiêm trọng hơn và có thể lan sang các răng lân cận. Răng bị lủng lỗ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào nhưng thường gặp ở các vùng khó vệ sinh như giữa các răng hoặc gần viền nướu.
Lỗ thủng trên thân răng xuất hiện do răng bị sâu – hình thành do vi khuẩn tấn công phá hủy cấu trúc răng. Vậy vì sao răng bị lủng lỗ sâu? Sau đây là những nguyên nhân phổ biến.
Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém và không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ rồi tấn công. Cùng với sự phát triển của mảng bám, vi khuẩn sản xuất axit gây hỏng men răng, dẫn đến sự xuất hiện của lỗ sâu.
Nếu không được loại bỏ kịp thời, mảng bám sẽ cứng lại và hình thành thành cao răng, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra các vấn đề nặng hơn như viêm nướu, hôi miệng…
Chế độ ăn quá nhiều đường
Đường là nguyên nhân chính gây vi khuẩn sâu răng, chế độ ăn uống nhiều đường sẽ cung cấp thức ăn cho vi khuẩn để bắt đầu quá trình lên men và sản xuất axit, từ đó tấn công men răng và gây hỏng.
Thiếu nước ( khô miệng)
Nước bọt trong khoang miệng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc rửa sạch vi khuẩn và axit khỏi bề mặt răng mà còn tránh tổn thương do sâu răng. Khi xảy ra tình trạng khô miệng, vi khuẩn và axit sẽ dễ dàng tấn công vào men răng trở thành nguyên nhân răng bị thủng lỗ.
Vậy vì sao bị khô miệng? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khô miệng như tác dụng phụ của một số loại thuốc đặc trị (thuốc chống chứng co thắt cơ, thuốc chống trầm cảm và thuốc kháng histamin), sự lão hóa tự nhiên của cơ thể và một số bệnh lý khác như tiểu đường và bệnh Parkinson.
Răng bị thủng do gặp chấn thương
Những chấn thương bên ngoài như tai nạn giao thông, va đập mạnh, chơi các môn thể thao mạnh hay thói quen nghiến răng. Những chấn thương này sẽ dễ dàng làm răng bị thủng thậm chí gãy rụng.
Di truyền và các yếu tố khác
Nếu trong gia đình của bạn có người gặp nhiều vấn đề với răng miệng thì khả năng cao rằng bạn cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng tương tự. Ngoài ra, một số yếu tố gây ra răng bị lủng lỗ đau nhức khác như:
Cách trị răng bị lủng lỗ tùy vào mức độ răng bị phá hủy. Để xác định mức độ răng bị thủng lỗ, bạn sẽ cần đến nha khoa để được thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra trên răng. Các phương pháp chẩn đoán đánh giá mức độ răng sâu thủng lỗ bao gồm:
Trước tiên bạn phải hiểu rằng răng là một tổ chức không có khả năng tự phục hồi như tế bào mô mềm. Khi men răng bị tấn công hình thành những lỗ thủng thì gần như sẽ không thể tự liền lại. Vì vậy, các cách trị răng bị lủng lỗ tại nhà hỗ trợ làm chậm quá trình ăn mòn, hư hại và giúp bạn giảm đau nhức răng sâu. Sau đây là những cách điều trị răng sâu lủng lỗ tại nhà hiệu quả.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy lá trầu chứa thành phần tinh dầu, muối khoáng, nước và nhiều khoáng chất như canxi, kẽm,… giúp giảm đau răng.
Bạn có thể kết hợp rượu với lá trầu không bằng cách giã nhỏ 4 – 5 nắm lá trầu không với muối và thêm 200 ml rượu trắng để lọc lấy dung dịch súc miệng 2 lần/ngày hoặc dùng tăm bông chấm vào dung dịch và thoa lại vị trí răng bị lủng lỗ.
Bạn hãy lựa chọn khoảng từ 5 – 7 lá bàng non, rửa sạch và xay nhuyễn cùng với một ít muối và 250ml nước lọc. Sau đó lọc lấy nước súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Tình trạng đau nhức do sâu răng sẽ nhanh chóng giảm.
Tương tự như lá bàng, bạn hãy chuẩn bị 5 – 7 lá ổi non, rửa sạch và cho vào miệng nhai trực tiếp. Sau đó đẩy phần lá ổi vừa nhai tới vị trí răng bị sâu và để nguyên khoảng 10 phút. Cuối cùng là súc miệng lại với nước sạch. Có thể thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
Trong nghệ có chứa chất Curcumin – một chất có khả năng kháng viêm, sát trùng cao. Hãy sử dụng bột nghệ chấm vào vị trí răng bị đau hoặc giã nghệ tươi và lấy phần nước bôi lên vùng răng đau. hực hiện vài lần bạn sẽ thấy cơn đau răng được xoa dịu đáng kể.
Trà xanh cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chỉ cần đem lá trà xanh tươi nấu với một lượng nước vừa phải và súc miệng hàng ngày, mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
Chanh và cam là hai loại quả có chứa rất nhiều vitamin C, axit – có đặc tính kháng khuẩn cao, loại bỏ vi khuẩn, giảm thiểu cơn đau do răng bị lủng lỗ gây ra. Bạn chỉ cần vắt lấy nước cốt chanh hoặc cam và ngậm trong miệng khoảng 2 – 3 phút. Cách trị răng bị lủng lỗ sâu này có thể dẫn đến tình trạng mòn men răng nếu bị lạm dụng, bạn chỉ nên dùng 1 – 2 lần/ngày.
Hãy chuẩn bị khoảng 5 bông cúc vàng, lấy phần cánh hoa cho vào miệng nhai khoảng 2 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Hoặc cũng có thể hãm hoa cúc với nước sôi rồi lấy hỗn hợp này súc miệng hàng ngày. Ngoài cúc thì bạn cũng có thể thay thế bằng rễ cam thảo với các thực hiện tương tự.
Bạn có thể áp dụng cách trị răng bị lủng lỗ tại nhà đơn giản này bằng cách lấy gel nha đam tươi đắp lên lỗ sâu răng. Sử dụng liên tục 2 ngày, bạn sẽ cảm thấy tình trạng đau nhức do sâu răng giảm đáng kể. Ngoài gel nha đam tươi thì dầu dừa cũng có tác dụng tương tự. Hãy dầu dừa với nước và súc miệng hằng ngày.
Mặc dù các cách trị răng bị lủng lỗ tại nhà trên có thể giúp giảm đau răng và làm chậm quá trình hư hại răng. Tuy nhiên, việc can thiệp điều trị tại nha khoa là cần thiết để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và bảo vệ chiếc răng đang bị tổn thương.
Bạn hãy giã gừng với một ít muối sau đó đắp lên chỗ răng bị đau.
Dùng tỏi thì bạn có thể giã nhỏ với chút muối sau đó đem chưng lấy nước bôi lên vùng răng bị lủng lỗ. Thực hiện đều đặn từ 2-3 ngày/ lần, bạn sẽ thấy được hiệu quả của nó.
Sau khi đánh răng xong, bạn có thể ngậm 1 ngụm nhỏ rượu trắng trong vòng 2-3 phút và thực hiện đều đặn 1-2 lần/ ngày. Bạn sẽ giảm được tình trạng đau nhức răng một cách nhanh chóng.
Bạn có thể cho một xíu dầu gió vào tăm bông, sau đó đặt vào vị trí chỗ thủng của răng và ngậm 2-3 phút, rất nhanh bạn sẽ giảm được tình trạng đau nhức răng một cách nhanh chóng.
Sau khi xác định được mức độ răng bị thủng lỗ sâu thì việc lựa chọn cách trị răng bị thủng lỗ sẽ được chỉ định phù hợp. Tại nha khoa, việc điều trị răng bị lủng lỗ đau nhức sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của men răng và vị trí lỗ sâu.
Sau khi được điều trị dứt điểm sâu răng, bạn cần duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách, kỹ lưỡng mỗi ngày và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn để ngăn chặn sâu răng tái diễn.
Lời kết
Hãy đến phòng khám Nha Khoa để được thăm khám xác định mức độ răng bị thủng lỗ, từ đó chỉ định cách trị răng bị thủng lỗ triệt để.
Theo: Tú Nguyễn
Nguồn: nhakhoaimplantdanang.com