Sau cắt amidan có được đánh răng không?

04:42 Chiều - 07/08/2024
0 Bình luận
343
bởi Nam Nguyễn

    Sau khi cắt Amidan, trong vòng 24 giờ đầu tiên không nên đánh răng, sau đó thì có thể vệ sinh răng miệng bình thường trở lại.

    Viêm amidan là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh lành tính nhưng thường tái phát nhiều lần và có thể sẽ phải cắt nếu nặng và thường xuyên tái đi tái lại. Amidan là tế bào lympho, sản xuất ra kháng thể IgG cần thiết giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của những tác nhân gây bệnh bên ngoài. Amidan sẽ bị viêm khi phải chống lại các vi khuẩn xâm nhập vào đường họng quá “công suất”, tại chỗ viêm sẽ xuất hiện các ổ mủ và có mùi hôi, không còn khả năng tự vệ.

    Viêm amidan là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi

    Thông thường, amidan là một trong số những bệnh lý về tai – mũi – họng phổ biến, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, viêm amidan rất dễ tái phát gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng. Khi bệnh tái nhiễm nhiều lần thì phải phẫu thuật cắt amidan.

    1. Những dấu hiệu viêm amidan là gì?

    Đối với Amidan cấp tính: Bệnh có những biểu hiện bất thường sau:

    • Sốt cao 39 đến 40 độ
    • Lưỡi trắng
    • Amidan có chấm mủ trắng hoặc vàng nhìn thấy bên trong hốc miệng.
    • Xuất hiện hạch bạch huyết trong cổ họng sưng đỏ và đau.
    • Nhức đầu vùng hai bên thái dương.
    • Tiểu ít, cơ thể mệt mỏi
    • Chán ăn

    Trong trường hợp amidan bị viêm nặng, phải phẩu thuật cắt bỏ chúng

    Đối với Amidan mạn tính: Các trường hợp cấp tính không được điều trị đúng cách có thể tái phát nhiều lần và chuyển sang mạn tính. Trường hợp mạn tính sẽ có triệu chứng tương tự với cấp tính. Tuy nhiên, có kèm theo một số dấu hiệu sau:

    • Cổ họng khô, hơi thở có mùi hôi, đau họng kéo dài.
    • Sốt và tái đi tái lại nhiều lần
    • Khi ăn hoặc uống có cảm giác vướng ở cổ họng
    • Cảm giác yếu ớt, mệt mỏi và thường sốt về chiều
    • Ho khan, ho kéo dài hoặc khạc đờm
    • Thường xuyên đau rát họng, thay đổi giọng nói
    • Ngủ ngáy, thở khò khè, đôi khi mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
    • Về lâu dài, những mảnh tế bào chết hay vụn thức ăn tích tụ ở kẽ amidan có thể hình thành sỏi amidan. Những viên sỏi này có thể tự bong ra hoặc có thể cần đến các thủ thuật để lấy ra ngoài.

    Đối với trẻ nhỏ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như:

    • Bụng khó chịu
    • Nôn mửa
    • Đau bụng
    • Chảy nước dãy
    • Biếng ăn
    Mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi thấy các triệu chứng nêu trên
    Mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi thấy các triệu chứng nêu trên

    2. Vì sao cần cắt amidan?

    Tuy không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng bên cạnh việc tái đi tái lại nhiều lần, viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

    • Viêm tấy quanh amidan: viêm tái diễn nhiều lần gây ra ổ áp xe khiến người bệnh bị đau họng, ăn uống gặp khó khăn, sốt cao, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
    • Bệnh do độc tố của liên cầu khuẩn: có thể gây phát ban, nổi hạch, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, lưỡi đỏ, tim đập nhanh, viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm mũi xoang, viêm tai giữa…
    • Viêm khớp cấp: có dấu hiệu nhận biết sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp, có thể dẫn đến bệnh lý màng tim.
    • Viêm cầu thận cấp: tình trạng viêm amidan kéo dài có thể gây viêm cầu thận, có thể xuất hiện tình trạng phù chân, tay.
    • Rối loạn nhịp thở: khi amidan bị sưng quá to sẽ khiến rối loạn nhịp thở, thậm chí xuất hiện chứng ngưng thở khi ngủ.

    viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

    3. Khi nào nên cắt amidan?

    Khi nào nên cắt amidan tùy vào tần suất tái nhiễm và tình trạng bệnh, cụ thể là trong các trường hợp sau:

    • Khi tình trạng viêm tái diễn xảy ra hơn 5 đến 6 lần trong một năm.
    • Kích thước của amidan viêm quá lớn, gây khó khăn ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
    • Tình trạng viêm amidan nặng, kéo dài và điều trị không khả quan.
    • Xuất hiện các ổ áp xe trong vùng amidan bị viêm nhiễm.
    • Amidan viêm có hiện tượng sỏi, gây khó chịu khi nuốt.

    4. Cắt amidan có đau không?

    Bởi vì bệnh viêm amidan có thể gặp ở trẻ nhỏ, nên cắt amidan có đau không là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Phẫu thuật cắt amidan không phải là một cuộc đại phẫu và thường được thực hiện trong một thời gian ngắn, không quá phức tạp. Trước khi thực hiện bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân nên không có cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật.

    Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị đau ở vùng họng, sau vài ngày sẽ thuyên giảm và dần phục hồi. Ngày nay cũng có những phương pháp phẫu thuật cắt amidan không đau nhiều. Từ sau ngày thứ 2, mức độ đau không quá nghiêm trọng, sau khoảng 5 ngày cơn đau giảm rõ rệt và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều so với những ngày đầu tiên. Sau phẫu thuật amidan mất khoảng 10 đến 14 ngày để phục hồi sức khỏe.

    5. Sau cắt amidan có được đánh răng không?

    Thực tế, việc vệ sinh răng miệng sau cắt amidan quan trọng, bởi đây là vùng tiếp nhận thức ăn, chứa rất nhiều loại vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh kỹ sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vết mổ. Từ đây có thể kéo theo tình trạng xuất huyết, mưng mủ, áp xe… vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi và tấn công lại vùng họng, thanh quản và amidan vừa mới cắt bỏ.

    Tuy nhiên, nếu người cắt amidan đánh răng quá sớm hoặc không đúng cách sẽ có thể dẫn đến vết thương bị nứt, rách và xuất huyết do vết mổ mới chỉ được cố định lại, chưa khép miệng hoàn toàn.

    Sau cắt amidan có được đánh răng không?

    Bác sĩ nha khoa khuyên người bệnh không được đánh răng trong vòng 24 giờ đầu tiên. Sau khoảng thời gian này thì các hoạt động vệ sinh răng miệng có thể quay trở lại bình thường nhưng cần thực hiện đúng cách.

    6. Cách đánh răng sau cắt amidan không đau?

    Sau khi cắt amidan, hệ miễn dịch của cơ thể cũng như tại cổ họng cũng sẽ suy yếu. Do đó, người bệnh càng phải chú ý hơn trong vấn đề vệ sinh răng miệng. Sau đây là cách đánh răng sau cắt amidan không đau:

    • Khi đánh răng đặt bàn chải trong tư thế nằm ngang trên bề mặt răng sao cho tay chếch một góc khoảng 45 độ với nước.
    • Di chuyển bàn chải nhẹ nhàng từ trái sang phải rồi lại phải sang trái, xoay bàn chải nhiều lần để sạch hết vết bẩn.
    • Khi thực hiện, bệnh nhân cũng có thể đảo xoay tròn trên răng và cố gắng tránh chạm vào nướu, không chải răng quá mạnh sẽ gây chảy máu chân răng.
    • Khi đã chải sạch các vùng răng ở bên ngoài thì tiếp tục đưa bàn chải nhẹ nhàng vào hàm ở hai bên, tránh ảnh hưởng đến nướu và chân răng.
    • Sau khi đánh răng cũng cần vệ sinh vùng lưỡi để loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn gây hôi miệng.
    • Hai bước cuối cùng là dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước loại bỏ thức ăn thừa hoàn toàn và súc miệng diệt khuẩn bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Lưu ý khi súc miệng nên chia thành nhiều ngụm nhỏ và nhẹ nhàng nhả ra ngoài không khạc nhổ.

    Trong quá trình đánh răng sau cắt amidan, bạn nên chú ý quan sát dòng nước nhổ ra để biết có chuyển màu hoặc lẫn máu hay không. Trong vài ngày đầu tiên, có thể khi đánh răng bạn sẽ thấy trong nước nhổ ra có có màu đỏ nhạt. Nếu thấy chảy máu bạn cần quay trở lại bệnh viện để thăm khám và kiểm tra tình trạng vết mổ nhanh chóng.

    7. Những lưu ý sau khi cắt amidan

    Bên cạnh lưu ý về thời gian và cách đánh răng sau cắt amidan thì người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề về cách giảm đau, thực đơn dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi tại nhà trong vòng 10 ngày sau khi cắt amidan.

    lưu ý về thời gian và cách đánh răng sau cắt amidan thì người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề về cách giảm đau

    • Nên ăn uống thức ăn mềm, dễ nuốt, dạng lỏng như cháo, canh hoặc sữa, cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
    • Tránh đồ ăn có vỏ cứng, đồ hải sản dễ gây dị ứng hoặc đồ nếp gây sưng viêm, những đồ uống có tính acid như nước cam, nước chanh dễ khiến cổ họng bị tổn thương. Đồng thời, không nên ăn các đồ cay nóng hay các thực phẩm cứng.
    • Tránh tiếp xúc với những người đang có bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm để tránh bị lây nhiễm bệnh.
    • Bạn có thể sốt nhẹ và đau ở vùng cổ họng, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc giảm đau phù hợp, tại nhà cũng có thể chườm lạnh ở khu vực cổ họng để giảm đau.
    • Khi thấy các triệu chứng sau đây bạn nên quay lại bệnh viện để kiểm tra:
      • Đau họng kéo dài, thuốc giảm đau không hiệu quả.
      • Chảy máu nhiều từ mũi hoặc miệng, ho ra máu, nôn ra máu.
      • Mệt mỏi, chóng mặt khi ngồi dậy hoặc di chuyển.
      • Khó ăn uống hoặc không thể ăn uống qua miệng.
      • Xuất hiện mủ hoặc máu từ vùng cổ họng.
      • Sốt cao liên tục và không thể hạ sốt.

    8. Cách phòng ngừa viêm amidan tái phát sau phẫu thuật

    Viêm amidan là một dạng bệnh lý có khả năng tái nhiễm cao. Vì vậy sau khi đã phẫu thuật cắt amidan bạn cũng nên chú trọng những cách phòng ngừa viêm amidan tái phát.

    • Chú ý giữ ấm cơ thể khi ra đường trong những ngày lạnh bởi sau cắt amidan cơ thể sẽ rất nhạy cảm khi thời tiết thay đổi.
    • Luôn trang bị khẩu trang khi ra khỏi nhà để tránh vi khuẩn, bụi bẩn, khói thuốc lá đi vào cổ họng gây tổn thương cổ họng.
    • Chú ý vệ răng miệng thường xuyên và đúng cách
    • Thường xuyên dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh không gian sống để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
    • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng
    • Hạn chế đồ uống có cồn, đồ uống lạnh, có gas, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, các loại thực phẩm lên men…
    • Chú ý xây dựng kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.

    Qua bài viết trên, hi vọng các bạn hiểu được sau khi cắt amidan có được đánh răng không và những thông tin hữu ích về viêm amidan – dấu hiệu và phương pháp điều trị..

    Nếu bạn đang có những dấu hiệu viêm amidan như trên hay có triệu chứng bất thường sau khi phẫu thuật amidan, thì hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và thăm khám ngay. Để tránh dẫn đến những tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra.

    Nguồn: https://nhakhoaimplantdanang.com/sau-cat-amidan-co-duoc-danh-rang-khong.html

      Tin liên quan

      Scroll Top