Chiếc MacBook Air “phong bì” và vì sao Intel có thể để mất một phần lớn thị trường PC vào tay ARM

06:59 Sáng - 21/07/2020
0 Bình luận
421
bởi Nam Nguyễn

Thị phần của Apple trên thị trường PC (laptop, desktop lắp ráp sẵn) chỉ chiếm vỏn vẹn 8%. Nhưng như MacBook Air đã chứng minh, chỉ một lợi thế tưởng chừng đơn giản cũng có thể thay đổi cục diện cả thị trường.

Khi Apple tuyên bố từ bỏ Android và chuyển sang Mac, thị trường PC đang trải qua một giai đoạn tồi tệ hiếm thấy. Bất chấp nhu cầu gia tăng khi nhiều người dùng chuyển sang làm việc tại nhà, tổng lượng smartphone bán ra vẫn chịu thiệt hại nặng nề vì các cửa hàng phải đóng cửa, chuỗi cung ứng bị rối loạn do công nhân lắp ráp không đến được nhà máy.

Trong thị trường này, Apple chiếm thị phần một chữ số (số lượng ID. Lượng Mac bán ra chiếm chưa tới 8%, chỉ bằng một phần nhỏ của HP hay Lenovo. Thậm chí, thị phần của Apple còn chỉ được tính trên laptop, desktop và workstation lắp ráp sẵn – tức là không bao gồm thị trường PC tự lắp ráp đầy tiềm năng.

Nhưng với Intel, sự ra đi của Apple có thể tiềm ẩn một vấn đề to lớn hơn trong tương lai.

Chiếc MacBook Air phong bì và vì sao Intel có thể để mất một phần lớn thị trường PC vào tay ARM - Ảnh 1.

12 năm trước, vẫn với thị phần nhỏ bé, Steve Jobs bắt đầu cuộc cách mạng bằng chiếc laptop đựng trong phong bì.

Để nhìn ra lý do, hãy cùng quay trở về năm 2008. Qua một màn trình diễn có thể nói là đáng nhớ không kém gì lễ ra mắt iPhone hay iPad, Steve Jobs rút một chiếc laptop từ phong bì trong tiếng tán thưởng nhiệt liệt của khán giả. Với độ dày chỉ 1,9cm, mẫu MacBook Air đầu tiên được coi là sản phẩm mở màn cho trào lưu laptop siêu mỏng nhẹ sẽ được các nhà sản xuất PC theo đuổi trong suốt thập niên 2010 (và đến tận ngày hôm nay).

Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa rằng MacBook Air là một chiếc laptop hoàn hảo. Để đạt được độ mỏng ấn tượng, Apple đã phải loại bỏ ổ đĩa quang vốn vẫn còn rất phổ biến tại thời điểm này. Thân máy chỉ có duy nhất một cổng USB và cổng micro-DVI, các cổng VGA hay FireWire đều bị loại bỏ. Cho dù đã được trang bị một con chip Intel tùy biến, một số mẫu MacBook Air vẫn gặp tình trạng quá nhiệt dẫn đến treo máy.

Thậm chí, MacBook Air còn mỏng tới mức chỉ được trang bị loa đơn kênh (mono) thay vì loa kênh đôi (stereo). Để đạt được độ dày thấp hơn Toshiba, Apple đã phải chấp nhận quá nhiều đánh đổi.

Chiếc MacBook Air phong bì và vì sao Intel có thể để mất một phần lớn thị trường PC vào tay ARM - Ảnh 2.

Những thế hệ MacBook Air đầu tiên mang quá nhiều điểm yếu: tản nhiệt, cổng kết nối, sức mạnh…

Chiếc MacBook Air phong bì và vì sao Intel có thể để mất một phần lớn thị trường PC vào tay ARM - Ảnh 3.

Nhưng, sự xuất hiện ồ ạt của Ultrabook cho thấy Apple đã đúng khi đặt yếu tố mỏng nhẹ lên trên hết.

Nhưng những gì diễn ra sau đó cho thấy, với nhiều người, “mỏng nhẹ’ vẫn là một yêu cầu đủ cao để hy sinh tất cả những yếu tố còn lại. Để tăng sức cạnh tranh của laptop Windows so với MacBook Air, chính Intel đã phải đề xuất một tiêu chuẩn có tên “Ultrabook”. Theo tiêu chuẩn này, laptop Windows cũng siêu mỏng, cũng thiếu cổng, và cũng… đắt đỏ không kém gì MacBook Air. Từ ASUS đến HP, từ Dell đến Acer và Lenovo, tất cả các nhà sản xuất PC lớn, ai ai cũng đều có nhiều model Ultrabook của riêng mình ở mức giá nghìn đô.

Nếu không có Intel, laptop Windows (và cả MacBook) đã không thể mỏng nhẹ đến vậy. Chính Intel đã thiết kế riêng cho Apple một con chip Core 2 Duo có kích cỡ chỉ bằng 40% so với các mẫu Core 2 Duo bán ra thị trường. Chính Intel là kẻ đã tạo ra tiêu chuẩn Ultrabook đề thúc đẩy các nhà sản xuất PC phải tạo ra những mẫu laptop siêu mỏng. Intel là kẻ dẫn đầu công cuộc ngành “air hóa” laptop thập niên 2000.

10 năm sau, trào lưu “mỏng nhẹ” vẫn tiếp tục, nhưng chìa khó được các nhà sản xuất PC lựa chọn không phải là Intel mà là ARM.  Từ 2012, Microsoft đã có những nỗ lực đầu tiên nhằm đưa Windows lên ARM thông qua Windows RT và Surface. Nỗ lực đó thất bại thảm hại khiến cho Microsoft chịu thiệt hại gần tỷ đô, nhưng 6 năm sau, Microsoft vẫn quay lại bắt tay với Qualcomm thiết kế con chip riêng cho Windows 10 chạy giả lập trên nền ARM. Năm 2019 vừa qua, mối tình ARM được Microsoft nâng lên một tầm cao mới qua Pro X, phiên bản Surface Pro đầu tiên được thay đổi thiết kế trong vòng nhiều năm.

Chiếc MacBook Air phong bì và vì sao Intel có thể để mất một phần lớn thị trường PC vào tay ARM - Ảnh 4.

Ngay lúc này, chìa khóa để tạo ra những cỗ máy mỏng nhẹ hơn là những con chip không phải của Intel.

Đắt đỏ và khá nhiều vấn đề về ứng dụng, Surface Pro X vẫn có điểm khác biệt quan trọng so với Surface Pro 7: mỏng hơn và nhẹ hơn. Do Surface có thể coi là thương hiệu phần cứng Windows được nhiều người để ý nhất, chắc chắn cú chuyển sang ARM của Microsoft sẽ được nhiều người nhà sản xuất học hỏi.

Và, khi Apple chuyển toàn bộ danh mục Mac sang ARM, những con chip di động này nhận được thêm một cú huých lớn về mặt truyền thông. Do Apple luôn là khuôn mẫu học tập của các đối thủ cạnh tranh, việc laptop Windows ồ ạt chuyển sang ARM cũng chỉ là sớm hay muộn. Các vấn đề về sức mạnh hay tính tương thích có lẽ vẫn sẽ tồn tại, nhưng như MacBook Air và Ultrabook đã chứng minh, vẫn có một lượng người dùng không nhỏ đặt yêu cầu mỏng nhẹ lên trên hết.  Ngay giờ đây, nhu cầu ấy vẫn còn, nhưng chìa khóa lại không còn nằm trong tay Intel nữa rồi.

Theo: Trí Thức Trẻ

Nguồn: genk.vn

Tin liên quan

Scroll Top