Điểm mặt 10 công nghệ lớn đã bị khai tử

04:25 Chiều - 20/06/2018
0 Bình luận
1038
bởi Phương Anh

Giống như mọi lĩnh vực khác, trong thế giới kỹ thuật số các tiện ích và công nghệ khi đến với người dùng luôn hấp dẫn, nhưng nếu không bắt kịp xu hướng phát triển sẽ nhanh chóng bị loại bỏ, bất kể nó có lịch sử phát triển bền vững đến mấy. Dưới đây là 10 dịch vụ, công nghệ nổi bật đã bị “khai tử” gần đây.

1. Windows Phone:

Trở lại hồi đầu tháng 10/2017, Phó chủ tịch Microsoft Joe Belfiore đã phải thừa nhận trên trang Twitter rằng Microsoft sẽ không bổ sung thêm những tính năng hay phần cứng mới dành cho nền tảng Windows Mobile nữa. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của Windows Phone là vì các nhà phát triển không còn mặn mà với nền tảng hệ điều hành Windows Mobile. Thay vào đó họ tập trung phát triển ứng dụng cho Android hay iOS để thu về nhiều lợi ích hơn, chính điều này đã làm cho kho ứng dụng của Microsoft trở nên vắng bóng nhiều ứng dụng hữu ích, đồng nghĩa với việc người dùng không còn hứng thú với Windows Phone, từ đó dẫn đến thị phần sụt giảm liên tục và việc không còn được đầu tư phát triển là điều hoàn toàn dễ hiểu.

sự thất bại của Windows Phone là vì các nhà phát triển không còn mặn mà với nền tảng hệ điều hành Windows Mobile

Mặc dù vậy, Joe Belfiore đảm bảo với khách hàng rằng các thiết bị hiện tại sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ dưới hình thức sửa lỗi, cập nhật bảo mật …. cho nền tảng Windows 10 Mobile.

 Windows 10 Mobile

2. Microsoft Kinect:

Cũng trong tháng 10/2017, Microsoft đã phải thừa nhận dòng sản phẩm Kinect thực sự đã chết và quyết định cho ngừng sản xuất phụ kiện này. Đây là phụ kiện cảm biến chuyển động được phát triên dành cho các máy chơi game Xbox 360 và Xbox One. Trong quá khứ, Kinect từng trở thành thiết bị tiêu dùng bán chạy nhất vào năm 2011 và giành được sự công nhận của kỷ lục Guinness.

Microsoft đã phải thừa nhận dòng sản phẩm Kinect thực sự đã chết và quyết định cho ngừng sản xuất phụ kiện này. Đây là phụ kiện cảm biến chuyển động được phát triên dành cho các máy chơi game Xbox 360 và Xbox One.

3. HoloLens

Dù đã bị coi là một dự án thất bại nhưng cảm biến cốt lõi của nó cùng với những nghiên cứu về Kinect vẫn tiếp tục giúp Microsoft phát triển các sản phẩm khác. HoloLens là một trong số các thiết bị sử dụng nhiều công nghệ từ Kinect. Camera trên nhiều máy tính xách tay hiện nay cũng đang dùng công nghệ của Kinect trong việc nhận dạng khuôn mặt của người dùng. Thậm chí nó còn được ứng dụng một phần trong việc tạo ra kính thực tế hỗn hợp (AR và VR) Windows Mixed Reality.

HoloLens là một trong số các thiết bị sử dụng nhiều công nghệ từ Kinect

4. TV 3D:

Có mặt trên thị trường từ năm 2010, ngay sau đó phát triển một cách chóng vách với rất nhiều các ông lớn trong làng công nghệ như LG, Samsung, Sony … đầu tư vào công nghệ TV 3D.Tuy nhiên có một thực tế là công nghệ 3D chưa bao giờ thực sự trở nên phổ biến trong các ngành công nghiệp khác, ngoại trừ TV, nội dung 3D chưa nhiều, kính 3D thường gây mỏi mắt nếu sử dụng lâu và công nghệ 3D cũng không phải là yếu tố quan trọng khi khách hàng quyết định mua một chiếc TV mới.

TV 3D

Chính vì vậy chỉ sau 7 năm, công nghệ này gần như đã bị

Công nghệ TV 3D

5. Apple iPod Shuffle và iPad Nano:

Với sự phát triển mạnh mẽ của smartphone, các sản phẩm máy nghe nhạc MP3 như iPod Shuffle và iPad Nano đã dần mất đi chỗ đứng. Chính điều đó đã buộc Apple phải đánh dấu chấm hết cho hai thiết bị nghe nhạc mang tính biểu tượng của công ty.

Apple iPod Shuffle và iPad Nano

Vào ngày 27/7/2017, Apple đã thông báo quyết định dừng sản xuất iPod Nano và iPod Shuffle, 2 dòng sản phẩm nghe nhạc cuối cùng của công ty. Không thể phủ nhận dòng máy nghe nhạc của Apple đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc giúp iPod trở thành một hiện tượng văn hoá toàn cầu. Thậm chí có thời điểm iPod có lượng người sử dụng nhiều hơn cả máy tính, đồng thời cũng là thiết bị mở đường cho sự xuất hiện của iPhone sau này.

iPod Nano và iPod Shuffle

6. Dịch vụ nhắn tin AIM:

Sau 20 năm tồn tại và phát triển, cuối cùng hãng AOL cũng khai tử AOL Instant Messenger, dịch vụ nhắn tin còn được biết đến với cái tên AIM. Điều trùng hợp là “cái chết” của AIM cũng được AOL thông báo vào cuối năm 2017, tương tự như các dịch vụ công nghệ ở trên.

AOL Instant Messenger

Thực tế dịch vụ nhắn tin AIM không phổ biến ở Việt Nam, nhưng nó lại là dịch vụ được sử dụng rất phổ biến ở nước ngoài. AIM đã là một tượng đài nhắn tin tương tự như Yahoo Messenger khi xưa phổ biến ở Việt Nam vậy. Mặc dù đã ra đi nhưng những công nghệ của AIM vẫn được tích hợp và còn sót lại ở đâu đó trong những dịch vụ nhắn tin hiện đại như Facebook Messenger hay Whatsapp.

 dịch vụ nhắn tin AIM

7. Google Tango:

Chắc hẳn những người đam mê công nghệ đã biết đến Project Tango, một dự án nổi tiếng của Google liên quan đến smartphone và tablet được nhắm vào xu thế tăng cường thực tế ảo. Project Tango ra đời vào năm 2014, nó sử dụng các cảm biến và camera đặc biệt trên thiết bị để quét và tạo ảnh 3D của vật thể.

Google Tango

Tuy nhiên rõ ràng Project Tango không phải là một sản phẩm sinh ra để thành công, nó gặp phải nhiều vấn đề về tốc độ và sự chính xác, đặc biệt yêu cầu về phần cứng cũng là một trở ngại đối với các nhà sản xuất thiết bị di động. Thực tế công nghệ này đã có mặt trên Asus ZenFone AR và Lenovo Phab 2 Pro nhưng công nghệ này vẫn đang dần chìm trong quên lãng và chính thức dừng phát triên vào tháng 3/2018.

Project Tango

8. Google xóa Chrome Apps khỏi Chrome Web Store:

Hồi cuối tháng 12/2017, Google đã xóa mục Chrome Apps của trình duyệt Chrome dành cho các hệ điều hành Windows và Mac (chứ không phải ChromeOS) và người dùng sẽ không còn thấy mục Apps khi truy cập Chrome Web Store như trước nữa. Thực tế nhiều Apps trên trình duyệt Chrome không khác gì một bookmark của trình duyệt thông thường, chưa kể các trình duyệt liên tục cập nhật những tính năng mới, do đó rất ít người dùng còn quan tâm đến các ứng dụng mở rộng này.

Google đã xóa mục Chrome Apps của trình duyệt Chrome dành cho các hệ điều hành Windows và Mac

Google cũng đã gửi email thông báo tới các nhà phát triển ứng dụng dành cho Chrome, nhưng tất cả các ứng dụng mở rộng đã được cài đặt trước đó vẫn sẽ hoạt động bình thường. Hiện nay chức năng Chrome Apps đã được xóa bỏ hoàn toàn.

Chrome Apps

9. Google Talk:

Đây là ứng dụng trò chuyện của Google, nền tảng nhắn tin này được ra mắt lần đầu tiên vào đầu năm 2015 và nó thường được biết đến với tên gọi Gchat. Tuy nhiên dịch vụ này đã chính thức ngưng hoạt động vào ngày 26/6/2017 và được thay thế bằng dịch vụ Hangouts đa chức năng hơn. Việc dừng dịch vụ này là hoàn toàn dễ hiểu, vì thực tế Goole đang phát triển đồng thời nhiều dịch vụ có chức năng tương tự như nhau như: Google Talk, Google Hangouts, Android Messenger, Allo, Duo, Voice and Talk.

Google Talk

10. Microsoft Groove Music:

Groove Music là một trong ba dịch vụ công nghệ của Microsoft trong danh sách này bị khai tử cùng trong năm 2017. Đây là dịch vụ nghe nhạc trực tuyến của Microsoft và thời điểm mà hãng này công bố khai tử lại là lúc mà Groove Music đã nhận được rất nhiều cải tiến và nâng cấp quan trọng. Thông báo khai tử Groove Music được đưa ra vào ngày 31/12/2017, tuy nhiên người dùng dịch vụ này vẫn có thể sử dụng ứng dụng này như một trình phát nhạc được lưu trong bộ nhớ, những bản nhạc đã mua và tải xuống hoặc tải lên OneDrive, nhưng sẽ không còn các tính năng nghe nhạc trực tuyến và mua bài hát thông qua Groove Music nữa.

Microsoft Groove Music

5/5 - (2 bình chọn)

Theo: Hoàng Thanh

Nguồn: Xã Hội Thông Tin

Để lại lời nhắn của bạn
  • Đánh giá

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Scroll Top