Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?

09:56 Sáng - 06/04/2020
0 Bình luận
548
bởi Vũ Thụy

Bộ môn chụp macro/cận cảnh liệu có dễ tiếp cận hơn với chiếc filter giá chỉ ngót nghét 700.000 đồng này?

Nếu ai đã từng mua một chiếc máy ảnh cỡ bán chuyên trở lên thì hẳn đều biết bộ môn nghệ thuật này có thể “hao ví” đến mức nào. Một chiếc body với cảm biến full frame tầm trung đã tốn khoảng 10 – 15 triệu, thêm một/vài ống kính đủ dùng nữa thì cứ cộng thêm khoảng 5 – 10 triệu nữa mới đủ để “tác nghiệp”.

Cũng vì vậy mà nhiều người muốn tìm tòi những cách để chụp được nhiều hơn, đẹp hơn mà không gây “đau ví”. Ống kính xóa phông mù mịt đắt đỏ có thể tạm thay thế bằng các loại dành cho máy ảnh cơ ngày xưa, hay muốn zoom xa hơn cũng có thể chịu khó tìm mua một số loại bộ chuyển tele-converter, giá rẻ thôi và dùng cũng tàm tạm.

Với bộ môn chụp macro/cận cảnh thì có nhiều lựa chọn hơn, từ ngàm đảo chiều ống kính, ống chụp macro (extension tube) và cả những loại filter chụp cận cảnh như thế này:

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu? - Ảnh 1.

Filter chụp cận cảnh từ Hoya, độ phóng đại +4 và kích cỡ 67mm.

Thực ra trên mạng còn bán một số loại filter chụp cận cảnh với giá rẻ hơn, lại đi kèm nguyên bộ vài cái nữa, nhưng WeBuy quyết định thử sức bằng filter từ Hoya – một thương hiệu kính lọc quen thuộc với hội chơi ảnh. Loại này có độ phóng đại là +4, vừa đủ để chụp cận cảnh mà không đắt lắm, vào khoảng 700.000 đồng/chiếc. Những loại giá rẻ hơn thì được sản xuất bởi các thương hiệu nhỏ lẻ từ Trung Quốc, WeBuy xem giá xong không dám tin vào chất lượng nên cũng không muốn thử.

Filter macro/cận cảnh là gì?

Nghe cái tên thì “oai” vậy chứ về cơ bản, dạng filter này có thể coi là những chiếc kính lúp thông thường, có khả năng phóng lớn hình ảnh lên và giúp ống kính/mắt người lấy nét vào một khoảng gần hơn. Con số +1, +2, +4 hay +10 biểu thị mức độ phóng đại, số càng lớn thì độ phóng đại càng cao, càng tiến gần tới vật thể cần chụp hơn và… càng lộ ra nhiều vấn đề hơn. Vì chỉ là kính lọc nên bạn còn có thể gắn nhiều chiếc lên cùng lúc để tăng độ phóng đại, ví dụ như gắn cả +1, +2 và +4 vào thì sẽ tương đương độ phóng đại +7.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu? - Ảnh 2.

Filter chụp cận cảnh về cơ bản chỉ là kính lúp, loại tốt thì có thêm lớp phủ để giảm quang sai.

Loại filter mà WeBuy có kích thước đường kính 67mm, khá lớn nên cũng đắt hơn, chính xác là 730.000 đồng. Nếu dùng cho ống kính có đường kính filter nhỏ, khoảng 50 – 60mm thì giá rẻ hơn kha khá, chỉ khoảng 400.000 – 500.000 đồng là có.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu? - Ảnh 3.

Mô phỏng các mức phóng đại của filter chụp cận cảnh.

Cá biệt có những loại giá chỉ 200.000 – 300.000 đồng cho nguyên set 4 chiếc với độ phóng đại khác nhau, bạn có thể thử mua để trải nghiệm bộ môn chụp cận cảnh. Tất nhiên, chất lượng ảnh sẽ có khác biệt với những loại đắt tiền.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?
Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?

Khác biệt giữa chụp bình thường và khi gắn thêm cả bộ 4 filter chụp cận cảnh từ +1 tới +10. Độ phóng đại rất lớn nhưng chất lượng ảnh bị giảm đáng kể.

Chất lượng ảnh hơn thua thế nào?

Với loại filter +4, dùng với ống kính Tamron 28 – 75 f/2.8 dành cho máy ảnh Sony, khoảng cách lấy nét gần nhất ở tiêu cự 75mm đã giảm từ 39cm xuống còn 27cm, còn nếu chụp ở 28mm thì tiêu cự chỉ giảm từ 19cm xuống 18cm mà thôi. Lý do là vì filter cận cảnh chỉ bổ trợ cho ống kính. Nếu ống kính lấy nét mặc định càng gần, tiêu cự càng lớn thì sự khác biệt lại càng rõ rệt.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?
Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?

Khác biệt giữa không dùng và dùng filter macro +4 trên ống kính 35mm.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?
Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?

Còn đây là khi chụp với ống kính 75mm. Tiêu cự càng lớn, độ phóng đại càng cao.

Ở mức này, những bức ảnh chụp ra vẫn chưa thể coi là dạng “macro” thực thụ mà chỉ là “close-up” thôi. Hoya biết rõ điều này nên in sẵn dòng chữ “close-up” rõ ràng ngay trên viền filter nhằm tránh gây hiểu nhầm. Để chụp được ảnh macro thực thụ thì phải dùng những “chiêu khác” mà WeBuy sẽ nhắc thêm ở phần dưới.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu? - Ảnh 7.

Nếu dùng filter có độ phóng đại thật lớn, từ +10 trở lên thì mới có thể chụp được những bức ảnh macro thực thụ như thế này.

So với ống kính macro “xịn sò” thì sao?

Để rõ hơn về khả năng chụp cận cảnh của filter này, WeBuy còn kiếm thêm một chiếc lens macro “tiêu chuẩn” là Sony FE 90 f2.8 giá lên tới hơn 20 triệu đồng. Chất lượng của ống kính này đã được khẳng định là rất tốt, “must have” đối với người dùng máy ảnh Sony nếu đã muốn chụp ảnh macro chuyên nghiệp.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu? - Ảnh 8.

So găng với ống kính macro hàng hiệu thì liệu có “ăn” được không? Tất nhiên là không!

Tất nhiên, chiếc filter giá 700.000 đồng rõ là kém hơn về mọi mặt, nhưng khác biệt thật sự không nhiều như tưởng tượng, thậm chí ống kính 90mm f2.8 còn thua thiệt ở một khía cạnh quan trọng.

Đầu tiên là so sánh về mức độ phóng đại: Ở khoảng cách lấy nét cực tiểu, ống kính 90 f2.8 có thể đạt tỉ lệ phóng đại 1:1 (kích thước vật thể so với cảm biến bằng kích thước ngoài đời thực), còn với combo Tamron 28-75mm kèm filter +4 thì tỉ lệ này chỉ ở khoảng 1:2.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?
Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?

Ảnh chụp bằng filter cận cảnh (trái) so với ống kính macro xịn (phải).

Sự khác biệt lớn về góc chụp là do ống kính Sony gặp tình trạng “thở” (Focus Breathing), lấy nét càng gần thì ảnh càng bị “zoom” sâu hơn, khiến tiêu cự của nó gần như tăng gấp đôi so với ban đầu. Với lens Tamron, độ phóng đại +4 của chiếc filter chỉ tăng tiêu cự 75mm lên cỡ ~93mm.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?
Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?

Nếu chụp sao cho vật thể có cùng kích thước thì không khác nhau nhiều lắm. Ảnh từ ống kính 90mm (trái) chỉ nét hơn và xóa phông tốt hơn một chút so với ống Tamron + filter cận cảnh (phải).

Độ nét thì rõ ràng lens 90mm f2.8 ăn đứt, nhưng nước ảnh nhìn chung không khác biệt nhiều, nguyên nhân chính là vì chất lượng quang học của ống kính Tamron 28-75 đã quá tốt rồi, và chiếc filter thì cũng trong vắt không tì vết. Vấn đề rõ rệt nhất của chiếc filter Hoya là gặp tình trạng viền tím (Chromatic Aberration) khá nặng ở các chi tiết với độ tương phản cao, ví dụ như khi chụp chiếc đồng hồ dưới đây – bệnh chung của các loại kính lúp hay phân kì với độ dày tâm và độ dày viền chênh lệch nhau. Thậm chí nếu bạn kết hợp filter close-up với các ống kính chất lượng kém thì “bệnh” sẽ càng nặng hơn nữa.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu? - Ảnh 11.

Hiện tượng viền tím thấy rõ ở ảnh trái, sau hậu kì bằng Lightroom thì có khá hơn một chút.

Tuy nhiên, chiếc lens macro thực thụ của Sony cũng có những vấn đề cố hữu không thể tránh khỏi, điển hình là bị giảm độ sáng chiếu tới cảm biến. Ở cùng mức ánh sáng và thiết lập tốc/khẩu, chỉ số ISO khi chụp với lens này phải tăng lên khá nhiều để bù đắp lại. Đặc biệt, khi chụp ảnh macro thì hay phải giảm khẩu để tăng khoảng nét, ISO đôi khi sẽ bị đẩy lên mức vài nghìn, dễ làm “nát” ảnh nếu bạn sử dụng máy ảnh với cảm biến không đủ tốt.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?
Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?

Cùng mức độ sáng, cùng thiết lập thông số nhưng ảnh chụp từ ống kính 90mm macro (trái) tối hơn hẳn bằng lens thông thường kèm filter (phải).

Còn lựa chọn nào khác ngoài filter cận cảnh?

Bên cạnh filter chụp cận cảnh, nếu muốn nhập môn macro giá rẻ thì không thể bỏ qua loại phụ kiện gọi là extension tube. Mức giá của chúng cũng rất rẻ, chỉ khoảng 500.000 – 800.000 đồng tùy loại, có sẵn cho nhiều dòng máy và dùng được cho mọi ống kính tương thích của dòng máy đó. Thậm chí bạn còn vẫn giữ được khả năng lấy nét tự động.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu? - Ảnh 13.

Extension tube cũng dùng chung với nhau để tăng độ phóng đại như filter, nhưng phải gắn giữa ống kính và thân máy ảnh.

Dùng extension tube thì độ phóng đại lớn hơn nhiều lần, vật thể xuất hiện rõ nét đúng chất “macro”, đồng thời không xuất hiện thêm viền tím như khi dùng filter. Tuy nhiên, vì cách hoạt động của extension tube gần giống với ống kính macro (đẩy xa hệ thống ống kính ra khỏi cảm biến, đưa vật thể tới gần hơn) nên cũng sẽ gặp tình trạng giảm độ sáng ảnh.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu? - Ảnh 14.

Một bức ảnh chụp với extension tube – độ phóng đại rõ ràng lớn hơn nhiều dùng filter cận cảnh mà chất lượng lại không thay đổi nhiều.

Vậy nên mua filter chụp cận cảnh khi nào?

Nếu có nhu cầu chụp “sương sương”, ví dụ như chụp hoa lá cành, côn trùng cỡ lớn như bướm hay chuồn chuồn thì filter cận cảnh cỡ +4 là vừa đủ, không gây “đau ví”. Hoặc nếu kết hợp với các lens chân dung thì sẽ giảm được khoảng cách lấy nét gần nhất để chụp ảnh chân dung cận mặt tốt hơn.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?
Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu?

Đôi khi chụp bằng filter cận cảnh với độ phóng đại nhỏ không khác nhiều so với chụp bình thường rồi crop ảnh lên.

Khi dùng filter với độ phóng đại +10 trở lên, khả năng chụp macro là có thể, nhưng chất lượng ảnh sẽ bị giảm đi đáng kể về độ nét cũng như tình trạng viền tím. Tất nhiên, vẫn có nhiều cách để sửa trong khâu hậu kì, nhưng nếu bạn không thực sự muốn đi sâu vào bộ môn này thì có thể thấy khá phí tiền, vì nếu mua cả combo vài chiếc sẽ tốn tới hàng triệu đồng.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu? - Ảnh 16.

Với nhu cầu chụp cho vui là chính thì một chiếc filter cận cảnh là lựa chọn hợp lý mà không “đau ví”.

Điểm cộng lớn nhất của filter cận cảnh là gọn nhẹ, dễ mang theo, dễ lắp và sử dụng. Thay vì phải tháo cả lens ra khỏi body khi muốn gắn thêm extension tube, các loại filter chỉ cần xoáy lên mặt trước của ống kính là xong, phù hợp hơn để dùng ngoài trời, khi đi du lịch hay trong môi trường khắc nghiệt.

Extension tube thì dành cho những bạn có nhu cầu chụp macro nghiêm túc hơn, có thể là chụp sản phẩm nhỏ như trang sức hay côn trùng như ruồi, muỗi… Lúc này, chỉ cần mua thêm bộ phông nền, đèn chiếu và tripod để chụp trong nhà nữa là “hoàn hảo”, thậm chí có thể thay thế cả ống kính macro thực thụ.

Dùng thử filter chụp cận cảnh giá chỉ vài trăm nghìn đồng cho máy ảnh, sẽ ra sao nếu so với ống kính macro “xịn sò” giá tới 20 triệu? - Ảnh 17.

Nguyên lý hoạt động của extension tube cũng giống với ống kính macro – đều làm thất thoát ánh sáng tới cảm biến nên phải bù lại bằng đồ nghề chuyên dụng.

Ngoài ra, filter macro hoạt động tốt nhất khi gắn lên các ống kính tiêu cự dài, từ 50mm trở lên để đạt tỉ lệ phóng đại cao. Trái lại, extension tube chỉ dùng hiệu quả với các lens có tiêu cự nhỏ mà thôi.

Dưới đây là một vài bức ảnh chụp với filter close-up +4 từ Hoya, kết hợp với máy ảnh Sony A7ii và ống kính Samyang 12mm f2, Tamron 28-75 f2.8 tại 75mm.

dung thu filter chup can canh gia chi vai tram nghin dong cho may anh se ra sao neu so voi ong kinh macro xin so gia toi 20 trieu 25
dung thu filter chup can canh gia chi vai tram nghin dong cho may anh se ra sao neu so voi ong kinh macro xin so gia toi 20 trieu 26
dung thu filter chup can canh gia chi vai tram nghin dong cho may anh se ra sao neu so voi ong kinh macro xin so gia toi 20 trieu 27
dung thu filter chup can canh gia chi vai tram nghin dong cho may anh se ra sao neu so voi ong kinh macro xin so gia toi 20 trieu 28

Ở tiêu cự 12mm (trên máy ảnh crop), độ phóng đại, góc chụp và khoảng nét gần nhất trông không có gì nổi bật khi kết hợp với filter chụp cận cảnh +4. Được cái là bokeh mượt mà trông rất “ảo”.

dung thu filter chup can canh gia chi vai tram nghin dong cho may anh se ra sao neu so voi ong kinh macro xin so gia toi 20 trieu 29
dung thu filter chup can canh gia chi vai tram nghin dong cho may anh se ra sao neu so voi ong kinh macro xin so gia toi 20 trieu 30
dung thu filter chup can canh gia chi vai tram nghin dong cho may anh se ra sao neu so voi ong kinh macro xin so gia toi 20 trieu 31
dung thu filter chup can canh gia chi vai tram nghin dong cho may anh se ra sao neu so voi ong kinh macro xin so gia toi 20 trieu 32
dung thu filter chup can canh gia chi vai tram nghin dong cho may anh se ra sao neu so voi ong kinh macro xin so gia toi 20 trieu 33
dung thu filter chup can canh gia chi vai tram nghin dong cho may anh se ra sao neu so voi ong kinh macro xin so gia toi 20 trieu 34
dung thu filter chup can canh gia chi vai tram nghin dong cho may anh se ra sao neu so voi ong kinh macro xin so gia toi 20 trieu 35
dung thu filter chup can canh gia chi vai tram nghin dong cho may anh se ra sao neu so voi ong kinh macro xin so gia toi 20 trieu 36

Với ống kính tiêu cự dài hơn, ví dụ như 75mm thế này, thì chụp cận cảnh khá dễ mà lại vui, ảnh chụp ra đủ đẹp để đem khoe rồi.

Theo: Trí Thức Trẻ

Nguồn: genk.vn

Tin liên quan

Scroll Top