Niềng răng mắc cài cố định là gì? Những ưu và nhược điểm

06:23 Chiều - 08/08/2024
0 Bình luận
521
bởi Phương Anh

    Niềng răng cố định là phương pháp niềng khá an toàn và hiệu quả, giải quyết được những khó khăn mà niềng răng tháo lắp không làm được, cải thiện triệt để các tình trạng răng sai lệch hô, móm, thưa ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng.

    Niềng răng mắc cài cố định là gì?

    Niềng răng mắc cài cố định là cơ chế hoạt động dựa trên lực siết của các khí cụ như: Mắc cài, dây cung, thun buộc cố định, được sắp xếp theo trình tự. Các mắc cài sẽ được gắn chặt trên răng, sau đó luồn dây cung vào các rãnh mắc cài, cuối cùng dùng thun buộc cố định và bắt đầu tạo lực siết để giúp răng di chuyển theo từng tháng, đến khi nào hoàn tất mới được tháo ra.

    Niềng răng cố định là phương pháp niềng khá an toàn và hiệu quả, giải quyết được những khó khăn mà niềng răng tháo lắp không làm được

    Vật liệu dùng để chế tác ra mắc cài cố định có thể là bằng kim loại, sứ hoặc vật liệu nhựa trong suốt.

    Ưu và nhược điểm mắc cài cố định là gì?

    Ưu điểm:

    • Có thể điều trị hầu hết các tình trạng răng xô lệch nặng.
    • Lực kéo ổn định nhờ hệ thống khí cụ cố định.
    • Chi phí thực hiện tương đối thấp so với phương pháp khác.
    • Không đòi hỏi công nghệ hay máy móc quá hiện đại.

    Nhược điểm:

    • Không đảm bảo tính thẩm mỹ cao, dễ lộ mắc cài.
    • Có thể xảy ra vấn đề bung tuột mắc cài khi ăn nhai hay vệ sinh răng.
    • Dễ tổn thương mô mềm trong miệng khi tiếp xúc mắc cài.

    Phương pháp niềng răng cố định được chia thành 02 nhóm là cố định truyền thống và cố định tự đóng/tự khóa

    Phân loại

    Phương pháp niềng răng cố định được chia thành 02 nhóm là cố định truyền thống và cố định tự đóng/tự khóa, gồm có 5 kỹ thuật chính như sau:

    • Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống: Các vấn đề về răng như hô, móm, khấp khểnh, thưa dày… được cải thiện hiệu quả nhờ khí cụ niềng bằng kim loại. Mắc cài được cố định trực tiếp vào bề mặt răng, dây cung kim loại gắn vào mắc cài tạo lực siết.
    • Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa (tự buộc): Sử dụng hệ thống nắp trượt tự động thay thế chun để giữ dây cung trên rãnh mắc cài. Dây cung trượt tự do trên rãnh nhờ chốt tự động tạo lực siết ổn định, chắc chắn khó bị bung tụt và giảm ma sát, giúp giảm tổn thương mô mềm khi niềng răng.
    • Niềng răng mắc cài sứ: Tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, điểm khác biệt là khí cụ được làm bằng chất liệu sứ trong suốt hoặc trùng màu với răng. Nhờ đó mang lại tính thẩm mỹ cao trong quá trình niềng. Ưu điểm là mắc cài ít gờ cạnh nên không gây đau hay kích ứng.
    • Niềng răng mắc cài sứ tự đóng/tự khóa (tự buộc): Là sự kết hợp của mắc cài bằng sứ và chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động ngay trên rãnh thay thế cho dây thun thường giúp cho lực kéo luôn được đảm bảo liên tục. Phương pháp này cải thiện tình trạng đau khá hiệu quả.
    • Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong/mặt lưỡi: Mắc cài được gắn vào mặt trong của răng (mặt lưỡi). Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả vượt trội mà còn đảm bảo thẩm mỹ, che giấu khí cụ. Tuy nhiên, cách này gây cảm giác vướng víu, bất tiện khi nhai, vệ sinh răng miệng cũng phức tạp hơn.

    Như vậy, có thể thấy trong phương pháp niềng răng mắc cài cố định sẽ có 2 loại chất liệu được sử dụng là kim loại và sứ, về mặt kỹ thuật chế tác mắc cài sẽ có loại thông thường và tự động. Ngoài gắn khí cụ mặt ngoài thì vẫn có thể gắn khí cụ cố định ở mặt trong thân răng

    So sánh mắc cài bằng kim loại và mắc cài bằng sứ

    So sánh mắc cài bằng kim loại và mắc cài bằng sứ

    Để dễ dàng lựa chọn, hãy tham khảo thông tin so sánh các loại khí cụ cố định dùng trong phương pháp niềng răng mắc cài cố định theo chất liệu và kỹ thuật chế tác.

    Tiêu chí Niềng răng mắc cài kim loại Niềng răng mắc cài sứ
    Tính thẫm mỹ Thấp, do mắc cài làm bằng kim loại dễ nhìn thấy Trung bình, do mắc cài nhìn giống màu răng. Tuy nhiên, dây thun trên mắc cài có thể bị đổi màu vì thức ăn.
    Thời gian điều trị Nhanh nhất từ 1,5 – 2 năm Tương đối nhanh, nhưng chậm hơn mắc cài kim loại
    Chi phí Rẻ nhất, chỉ từ 20 triệu đồng Cao hơn, từ 30 triệu đồng trở lên
    Vệ sinh răng Phức tạp và mất thời gian , do thức ăn mắc vào giữa 2 khe mắc cài Tương tự như mắc cài kim loại
    Khả năng ăn uống Hạn chế đồ ăn dai, cứng vì dễ gây rớt mắc cài Hạn chế đồ ăn dai, cứng và có màu như gấc, nghệ..
    Gây đau nhức Có gây đau nhức, khó chịu Ít hơn so với mắc cài kim loại

    So sánh mắc cài thường và mắc cài tự đóng

    Dù bạn lựa chọn khí cụ kim loại hay sứ thì đều có thể ứng dụng kỹ thuật truyền thống hoặc dạng tự đóng linh hoạt. Trong đó, khí cụ bằng sẽ có màu trùng với răng gốc nên đảm bảo thẩm mỹ tốt hơn. Vậy nên niềng răng mắc cài truyền thống hay mắc cài tự khóa? Dưới đây là bảng so sánh mắc cài thường và mắc cài tự đóng:

    Tiêu chí Niềng răng mắc cài thường Niềng răng mắc cài tự khóa
    Cấu tạo Cố định dây cung trong rãnh mắc cài bằng hệ thống dây chun. Sử dụng hệ thống chốt tự động gắn liền trong thân mắc cài, giúp dây cung trượt tự do trong rãnh.
    Thẩm mỹ Kém thẩm mỹ do dây chun, mắc cài lộ rõ mỗi khi giao tiếp. Thẩm mỹ hơn mắc cài thường do không có dây chun, đồng thời chốt đóng cũng được thiết kế nhỏ gọn và tinh tế.
    Thời gian niềng răng/tái khám Dây chun dễ bị tuột, giãn sau một thời gian gây bung sút mắc cài. Điều này làm cho lực tác động không đều đặn, dẫn tới kéo dài thời gian điều trị và tái khám nhiều hơn. Chốt tự đóng sẽ giữ dây cung ổn định trong suốt quá trình đeo niềng. Lực kéo luôn được duy trì có thể hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ dịch chuyển răng nên ít tái khám, thời gian điều trị cũng ngắn hơn từ 4 – 6 tháng so với mắc cài thường.
    Hiệu quả chỉnh nha Giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên độ ma sát giữa dây cung và mắc cài các rãnh răng lớn nên thường gây đau nhức, ê buốt và dễ gây tổn thương cho các mô mềm trong khoang miệng. Hiệu quả cao, bác sĩ dễ dàng kiểm soát được lực tác động lên răng. Các chốt tự động góp phần giúp làm giảm ma sát của mắc cài lên vùng nướu, má quanh răng, hạn chế tối đa cảm giác đau nhức.
    Chi phí Chi phí niềng răng mắc cài cố định thường khoảng 50,000,000 – 65,000,000 VND. Chi phí niềng răng mắc cài tự buộc cao hơn mắc cài thường.
    Vệ sinh Thức ăn dễ vướng vào chun buộc, mắc cài gây khó khăn trong quá trình vệ sinh. Do cấu tạo nguyên khối (nắp dính liền mắc cài) nên giảm tích tụ mảng bám, giúp vệ sinh đơn giản và dễ dàng hơn.

    Từ những so sánh trên, có thể thấy mỗi loại có ưu – nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, khả năng tài chính, nhu cầu về thời gian và thẩm mỹ… để lựa chọn phù hợp.

    Chẳng hạn, nếu cần tiết kiệm chi phí thì có thể chọn niềng răng mắc cài chun, muốn tránh tình trạng mắc cài bung tuột, vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn hay muốn dấu khí cụ thì niềng răng mắc cài tự buộc.

    >> Xem thêm: Sau cắt amidan có được đánh răng không?

    Quy trình đeo mắc cài cố định như thế nào?

    Quy trình đeo mắc cài cố định tiêu chuẩn sẽ gồm những bước sau đây:

    • Bước 1: Đánh bóng nhẹ các bề mặt răng.
    • Bước 2: Làm khô răng và bôi lên bề mặt chất keo nha khoa đặc biệt để giữ các mắc cài ở trên răng.
    • Bước 3: Đặt mắc cài lên răng và đợi keo cứng lại nhờ ánh sáng trùng hợp.
    • Bước 4: Sau khi tất cả các mắc cài đã được đặt chắc chắn thì sẽ gắn dây cung lên rãnh mắc cài và cố định bằng thun chuyên dụng.

    Quy trình gắn mắc cài cố định hoàn toàn không gây đau. Những ngày đầu có thể bạn sẽ cảm thấy răng hơi ê buốt do lực kéo ban đầu mà các dây cung và thun tạo nên. Khi vừa mới gắn mắc cài bạn có thể dùng thuốc giảm đau nếu cảm thấy răng quá ê buốt và đau nhức, cảm giác khó chịu sẽ dịu dần.

    Niềng răng mắc cài cố định bao nhiêu tiền?

    Niềng răng mắc cài cố định bao nhiêu tiền?

    Giá niềng răng mắc cài cố định bao nhiêu tiền tùy vào chất liệu khí cụ và kỹ thuật thực hiện. Bên cạnh đó, chi phí của tổng thể lộ trình chỉnh nha cũng còn liên quan đến tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Sau đây là bảng giá niềng răng mắc cài cố định tham khảo tại Nha Khoa Implant Đà Nẵng.

    Dịch vụ Phương pháp Giá (VNĐ)
    Chỉnh nha Niềng răng mắc cài kim loại 20.000.000 – 50.000.000
    Niềng răng mắc cài sứ 24.000.000 – 54.000.000
    Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc 24.000.000 – 54.000.000
    Niềng răng mắc cài sứ tự buộc 32.000.000 – 62.000.000
    Niềng răng trong suốt Invisalign 60.000.000 – 120.000.000
    Hàm duy trì chỉnh nha (1 hàm) 1.000.000
    Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm bằng máng 5.000.0000
    Chỉnh nha nơi khác Tháo mắc cài (1 hàm) 1.000.000
    Gắn lại mắc cài của khách 150.000
    Gắn lại mắc cài của Nha khoa 300.000
    Thay dây cung của khác 100.000
    Thay dây cung của Nha khoa 200.000

    Lưu ý: Giá có tính chất tham khảo, chưa áp dụng các chương trình khuyến mãi hiện hành tại nha khoa. Chi phí niềng răng mắc cài cố định tại Nha khoa Đà Nẵng Implant tùy thuộc vào mức độ sai lệch răng và các chương trình ưu đãi, giảm giá hiện hành.

    Chỉnh nha cố định cần lưu ý những gì?

    Để đạt được hiểu quả tốt nhất, khi niềng răng cố định bạn cần áp dụng những biện pháp sau:

    • Bỏ thói quen xấu như đẩy lưỡi
    • Không nên nhai kẹo cao su, vì kẹo cao su rất dễ dính vào mắc cài rất khó vệ sinh.
    • Không cắn, xé thức ăn quá dai, quá cứng, vì dễ khiến mắc cài bị bung sút, làm mất thời gian đi kéo lại dây cung.
    • Tái khám định kỳ

    Tóm lại

    Như vậy, niềng răng mắc cài cố định là phương pháp nắn chỉnh răng truyền thống và đến nay vẫn rất hiệu quả, được ứng dụng điều trị phổ biến. Phương pháp này khắc phục được hầu hết những sai lệch răng từ nhẹ đến nặng, và có mức chi phí thấp.

    Bên cạnh đó, việc chọn phương pháp niềng răng thích hợp với răng của mình cũng là điều vô cùng quan trọng. Hiểu đúng về tình trạng của răng, cũng như đưa ra phương pháp chỉnh nha đúng, thì cũng cần chú ý trong vấn đề ăn uống, vệ sinh để giúp rút ngắn được thời gian niềng răng. Đồng thời đưa lại kết quả thẩm mỹ cao.

    Nguồn: https://nhakhoaimplantdanang.com/nieng-rang-mac-cai-co-dinh-la-gi.html

      Tin liên quan

      Scroll Top