Samsung vừa đẩy công nghệ QLED lên tầm cao mới, chẳng trách công nghệ này sẽ sớm trở thành tương lai

07:18 Chiều - 01/11/2020
0 Bình luận
439
bởi Đức Nguyễn

Samsung Electronics mới đây tuyên bố đã phát triển được một công nghệ QLED xanh dương tiên tiến nhất trên thị trường hiện nay, với hiệu suất phát sáng tăng 20,2%, độ sáng tối đa 88.900 nits và vòng đời lên đến 16.000 giờ.

Được phát triển tại trung tâm nghiên cứu và phát triển SAIT của Samsung, công nghệ QLED xanh dương không cadmium sẽ sớm được trang bị cho các dòng TV vốn đã có hiệu năng rất cao của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc. Kết quả của nghiên cứu đã được xuất bản bởi tạp chí Nature hồi tuần trước trong một bài viết tiêu đề “QLED xanh dương hiệu quả và ổn định“.

Theo tiến sỹ Eunjoo Jang, tác giả đầu mối của nghiên cứu, “công nghệ chấm lượng tử độc quyền của Samsung đã một lần nữa vượt qua những giới hạn của công nghệ hiện có trong ngành công nghiệp TV“.

Tôi hi vọng nghiên cứu này sẽ giúp tăng tốc quá trình thương mại hoá của QLED“.

Chấm lượng tử là gì, và tại sao phải phát triển công nghệ QLED xanh dương?

Chấm lượng tử (Quantum Dot, viết tắt là QD) là các hạt bán dẫn có đường kính từ 2 – 10 nanomet (hàng chục nghìn lần hẹp hơn một sợi tóc của con người). Chúng được ứng dụng trên màn hình bởi khả năng khi kết hợp với các vật liệu khác sẽ phát ra ánh sáng với màu sắc nhất định tuỳ thuộc kích cỡ của chúng.

QLED là viết tắt của “Quantum Dot Light Emitting Diode”, tức “diode phát sáng chấm lượng tử”.

Chấm lượng tử xanh dương, vốn có năng lượng vùng cấm (band gap) lớn nhất trong số 3 màu chính của QLED (đỏ, xanh dương và xanh lá), sẽ nhanh chóng bị oxy hoá khi tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài, khiến nó có vòng đời ngắn và hiệu suất phát sáng thấp. Vì lý do này, cho đến nay, ngành công nghiệp vẫn chưa thể phát triển được công nghệ cần để tạo ra diod phát sáng chấm lượng tử xanh dương. Tuy nhiên Samsung đã tìm ra cách giải quyết cho vấn đề.

Các chấm lượng tử được cấu thành bởi một cấu trúc cơ bản gồm một lõi, một vỏ, và nhiều phối tử. Để ổn định các vật liệu chấm lượng tử và đảm bảo chức năng quang dẫn lâu dài, các nhà nghiên cứu Samsung đã áp lên đó một cấu trúc với các lớp phát sáng kép chấm lượng tử và các phối tử ngắn hơn trên bề mặt của các chấm lượng tử phát sáng xanh dương, đồng thời cải thiện tần suất phun dòng điện.

Samsung vừa đẩy công nghệ QLED lên tầm cao mới, chẳng trách công nghệ này sẽ sớm trở thành tương lai - Ảnh 1.

Bởi màu xanh dương được biết đến là màu khó triển khai nhất trong số 3 màu chính của QLED, do đó thành tựu này của Samsung một lần nữa chứng minh được sự xuất sắc của hãng điện tử Hàn Quốc trên lĩnh vực công nghệ chấm lượng tử.

Công nghệ chấm lượng tử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn trở thành tương lai ngành TV

Một ưu thế của chấm lượng tử là chúng có khả năng phát sáng mạnh hơn, rực rỡ hơn, và màu sắc đa dạng hơn – kiểu màu sắc mà bạn thường cảm thấy choáng ngợp khi xem các nội dung HDR – nhờ độ sáng tối đa khá cao mà chúng có thể đạt được.

Các TV chấm lượng tử cũng có chi phí sản xuất thấp hơn các TV OLED, có nghĩa là người tiêu dùng có thể tận hưởng chất lượng hình ảnh ngang ngửa, hoặc thậm chí là tốt hơn, mà chỉ phải bỏ ra một số tiền ít hơn thông thường. Hiển nhiên, đó chẳng bao giờ là điều chúng ta có thể từ chối.

Trước đây, khi so sánh công nghệ chấm lượng tử với công nghệ OLED (diode phát sáng hữu cơ), thì màn hình OLED thường có tỉ lệ tương phản cao hơn, cho ra màu đen sâu hơn.

Công nghệ QLED hoán đổi các chấm lượng tử quang phát sáng bằng các hạt nano điện phát sáng, có nghĩa là ánh sáng có thể được cung cấp trực tiếp cho màn hình thay vì thông qua một đèn nền LED, thứ có thể gây biến dạng độ thuần khiết của màu sắc, đặc biệt là màu đen.

Samsung vừa đẩy công nghệ QLED lên tầm cao mới, chẳng trách công nghệ này sẽ sớm trở thành tương lai - Ảnh 2.

Công nghệ QLED của Samsung về lý thuyết là sự kết hợp giữa tinh hoa của công nghệ chấm lượng tử và công nghệ OLED: QLED có độ rõ nét và màu đen sâu của OLED, có độ sáng ưu việt và dải màu rộng của chấm lượng tử. Nhờ đó, TV QLED có hiệu suất phát sáng cao hơn 30 – 40% thông thường, nhưng vẫn đảm bảo mức tiêu thụ điện thấp.

Ban đầu, không ai nghĩ những chiếc TV QLED đầu tiên sẽ xuất hiện trên thị trường trước năm 2018, nhưng tại CES 2017, Samsung bất ngờ nổ phát súng khai mào với dòng TV QLED 4K mới của hãng. Cho đến nay, Samsung vẫn tích cực phát triển dòng TV QLED ưu việt này, thậm chí còn tăng cường độ phân giải của TV lên 8K để dẫn đầu xu thế của thị trường.

Và những chiếc TV với công nghệ QLED xanh dương mới mà Samsung vừa phát triển được hứa hẹn sẽ mở ra một tương lai đầy sáng lạn cho ngành công nghiệp TV toàn cầu.

Theo: Pháp luật & Bạn đọc

Nguồn: genk.vn

Tin liên quan

Scroll Top