Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game

02:16 Chiều - 28/12/2020
0 Bình luận
503
bởi Nam Nguyễn

Dù có thiết kế mỏng và nhẹ, tuy nhiên VivoBook S14 S433 vẫn sở hữu hiệu năng cực kỳ mạnh mẽ, với vi xử lý Intel thế hệ 11 Tiger Lake và card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe.

ASUS đã mang dòng laptop VivoBook S thế hệ mới đến Việt Nam vào cuối tháng 6, bao gồm VivoBook S13 (S333), VivoBook S14 (S433) và VivoBook S15 (S533). Đây đều là những chiếc Ultrabook đầu tiên được trang bị vi xử lý Intel Tiger Lake thế hệ 11 mới nhất, sở hữu hiệu năng cực kỳ mạnh mẽ trong phân khúc khoảng 20 triệu đồng.
Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 1.

VivoBook S14 được trang bị vi xử lý Intel Tiger Lake thế hệ 11, tích hợp card đồ họa Intel Iris Xe.

Dù không được trang bị card đồ họa rời, tuy nhiên VivoBook S mới vẫn có card đồ họa Intel Iris Xe được tích hợp trên dòng chip Intel Core thế hệ 11. Thực tế mà nói, Intel Iris Xe cũng có khả năng xử lý đồ họa cực kỳ mạnh mẽ, được quảng cáo là ngang ngửa với card đồ họa rời MX350 của NVIDIA.

Để kiểm chứng điều đó, chúng tôi đã thực hiện một số thử nghiệm để đánh giá hiệu năng của VivoBook S14 S433. Phiên bản được dùng trong bài đánh giá sử dụng vi xử lý Intel Core i7 1165G7 (thế hệ 11), RAM DDR4 16GB, ổ cứng SSD Kingston 512GB NVMe và card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 2.

VivoBook S14 S433 được dùng trong bài đánh giá là phiên bản Intel Core i7 1165G7, có RAM 16GB và chạy kênh đôi (Dual Channel).

Lưu ý: Để kích hoạt card đồ họa Intel Iris Xe, laptop phải sử dụng CPU Intel Core i5/i7 Tiger Lake và phải có bộ nhớ RAM chạy kênh đôi (Dual Channel). Đối với các model có 8GB RAM, Intel Iris Xe không thể phát huy hoàn toàn sức mạnh vì chúng chỉ được lắp (hoặc hàn chết) sẵn 1 khe RAM để chạy kênh đơn (Single Channel), trong khi 1 khe RAM còn lại bị để trống.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 3.

Thông số của card đồ họa Intel Iris Xe tích hợp trên VivoBook S14 S433.

Trước khi bắt đầu thử nghiệm, chúng tôi sẽ kết nối VivoBook S14 với nguồn điện để đảm bảo hiệu suất luôn duy trì ở mức ổn định. Đồng thời, thiết lập máy tính ở chế độ “Best performance” trong cài đặt của Windows và “Performance Mode” trong phần mềm MyASUS.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 4.

Chế độ “Best performance” trong mục cài đặt nguồn điện của Windows.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 5.

Chế độ “Performance mode” trong phần mềm MyASUS.

Vi xử lý Intel Core i7-1165G7 được trang bị trên VivoBook S14 S433 có tổng cộng 4 nhân và 8 luồng, xung nhịp cơ bản 2.80 GHz và xung nhịp tối đa 4.69 GHz.

Bắt đầu với Geekbench, chiếc VivoBook S14 mà chúng tôi sử dụng ghi được 1355 điểm đơn nhân và 4304 điểm đa nhân. Về khả năng xử lý đồ họa, máy đạt được 14002 điểm OpenCL và 13616 điểm Vulkan.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 6.

VivoBook S14 S433 bản chạy chip Intel Core i7-1165G7 ghi được 1355 điểm đơn nhân, 4304 điểm đa nhân trong bài test hiệu năng của Geekbench.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 7.

Máy sử dụng card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe, có điểm OpenCL là 14002 và điểm Vulkan là 13616.

Ổ cứng đi kèm VivoBook S14 S433 là ổ SSD Kingston có dung lượng 512GB, sử dụng chuẩn M2 NMVe giao tiếp qua PCI Express với băng thông lớn nên tốc độ đọc / ghi cũng khá cao.

Thử nghiệm nhỏ với phần mềm CrystalDiskMark, chúng tôi nhận thấy tốc độ đọc tối đa khoảng 1700 MB/s, trong khi đó tốc độ ghi tối đa khoảng 980 MB/s. Trên thực tế, đây là mức trung bình so với các ổ SSD NVMe hiện có trên thị trường, nhưng nhanh hơn rất nhiều so với SSD SATA 3.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 8.

Tốc độ đọc/ghi của ổ cứng SSD Kingston NVMe 512GB có sẵn trên VivoBook S14 S433.

Với tốc độ SSD nói trên, VivoBook S14 S433 hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dùng, với khả năng đọc / ghi file và load ứng dụng nhanh, không mất quá nhiều thời gian để chờ đợi.

Đối với phần mềm Cinebench R23, điểm số mà VivoBook S433 ghi được cũng rất ấn tượng. Máy đạt được điểm đơn nhân là 1451 (TDP trung bình khoảng 19W), trong khi điểm đa nhân ở mức 4686 (TDP trung bình lên tới 28W – đúng như thông số mà ASUS đã công bố).

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 9.

Thử nghiệm Cinebench R23 với VivoBook S14 S433.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 10.

Máy ghi được 4686 điểm đa nhân, 1451 điểm đơn nhân trong bài test của Cinebench R23.

Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ thử nghiệm hiệu năng thực tế của VivoBook S14 S433 nói riêng, cũng như các mẫu laptop sử dụng vi xử lý Intel Tiger Lake thế hệ 11 với card đồ họa Intel Iris Xe được tích hợp sẵn, bằng cách chơi một số tựa game phổ biến hiện nay như Liên Minh Huyền Thoại, CS:GO và GTA V.

Liên Minh Huyền Thoại

Với vi xử lý Intel Core i7-1165G7 và card đồ họa Intel Iris Xe, VivoBook S14 S433 hoàn toàn có thể chơi tựa game Liên Minh Huyền Thoại ở mức max setting, ngay cả khi bật Khử răng cưa. Độ phân giải được sử dụng là Full HD (1920 x 1080), cũng chính là độ phân giải tối đa mà màn hình của mẫu laptop này hỗ trợ.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 11.

Thông số thiết lập đồ họa của tựa game Liên Minh Huyền Thoại được sử dụng trong bài test.

Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tắt V-Sync (Chờ đồng bộ dọc) để tránh việc bị giới hạn ở mức 60 khung hình / giây, nhờ đó thu được chỉ số FPS cao nhất.

Trong suốt quá trình chơi game, VivoBook S14 S433 xử lý cực kỳ mượt mà với tốc độ khung hình dao động từ 100 – 150 FPS. Khi xảy ra giao tranh diện rộng, FPS đôi khi tụt xuống khoảng 98 nhưng không hề xảy ra hiện tượng giật lag hay ảnh hưởng đến trải nghiệm của người chơi.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 12.

Trong suốt trận đấu, tốc độ khung hình dao động từ 110 – 150 ở mức đồ họa cao nhất (bật khử răng cưa).

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 13.

Khi giao tranh, FPS tụt xuống khoảng 98 nhưng không ảnh hưởng đến trải nghiệm.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 14.

Nhiệt độ CPU trung bình khi chơi LMHT khoảng 75°C, tuy nhiên bề mặt máy chỉ hơi ấm.

Counter-Strike: Global Offensive (CS-GO)

Đối với CS:GO, chúng tôi sử dụng thiết lập đồ họa mặc định do trò chơi tự đề xuất (Auto: High), chỉ tắt khử răng cưa (FXAA Anti-Aliasing). Khi bắt đầu trận đấu, máy có đôi chút giật lag trong quá trình tải trận, nhưng sau đó lại duy trì ổn định ở mức 55 – 90 FPS.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 15.

Thông số thiết lập đồ họa của tựa game CS:GO được sử dụng trong bài test.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 16.

Trong suốt trận đấu, tốc độ khung hình dao động từ 55 – 90 FPS.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 17.

GPU hoạt động gần như ở mức tối đa, trong khi CPU chỉ rơi vào khoảng 80 – 85%.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 18.

Nhiệt độ CPU trung bình khi chơi CS:GO khoảng 80°C, bền mặt máy không quá nóng nhưng quạt tản nhiệt chạy gần như hết công suất, khá ồn.

Grand Theft Auto V (GTA V)

Chuyển qua GTA V, tựa game này yêu cầu cấu hình khá cao và rất “ngốn” phần cứng. Để có chỉ số FPS cao nhất và trải nghiệm chơi game tốt nhất, chúng tôi sẽ thiết lập độ phân giải ở mức Full HD (1920 x 1080p) nhưng giảm đồ họa xuống mức thấp nhất là Normal, đồng thời tắt V-Sync.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 19.

Thông số thiết lập đồ họa của tựa game GTA V được sử dụng trong bài test.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 20.

Tốc độ khung hình dao động từ 30 – 40 FPS.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 21.

Ngay cả khi xảy ra hiệu ứng cháy nổ, FPS vẫn duy trì ổn định và không hề bị drop xuống dưới 30.

Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game - Ảnh 22.

Nhiệt độ CPU trung bình khi chơi CS:GO khoảng 81°C, bền mặt máy nóng lên khá nhanh, quạt tản nhiệt cũng hoạt động hết công suất và khá ồn.

Tạm kết

Sự ra đời của Intel Iris Xe đã làm đảo lộn hoàn toàn những định kiến bấy lâu nay của người dùng về card đồ họa tích hợp của Intel. Kết hợp với vi xử lý Intel thế hệ 11 (Tiger Lake), VivoBook S14 S433 có thể dễ dàng chiến tốt các tựa game phổ thông như Liên Minh Huyền Thoại và CS:GO.

Tuy nhiên, đây là một chiếc Ultrabook với thiết kế mỏng nhẹ dành cho công việc chứ không phải laptop gaming, do đó cũng không có gì quá ngạc nhiên khi VivoBook S14 thể hiện chưa thực sự “xuất sắc” với một tựa game nặng như GTA V.

Nhìn chung, thế hệ chip thứ 11 của Intel năm nay đã làm rất tốt, đặc biệt là với card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe. Về dòng VivoBook S mới của ASUS, có thể nói rằng đây là những chiếc Ultrabook mạnh mẽ nhất trong phân khúc khoảng 20 triệu đồng ở thời điểm hiện tại, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu làm việc mà còn có khả năng “chiến” game cực kỳ ấn tượng.

Theo: Pháp luật & Bạn đọc

Nguồn: genk.vn

Tin liên quan

Scroll Top