Lỗi “Code 10” ở Windows là gì? Và cách khắc phục nó?

09:11 Chiều - 19/01/2021
1 Bình luận
1133
bởi Duy Khoa

Trong quá trình sử dụng máy tính, có lẽ bạn sẽ gặp qua thông báo lỗi “This device cannot start. (code 10)”, hay còn được gọi tắt là “lỗi Code 10”. Cùng Itctoday tham khảo và tìm hiểu cách khắc phục lỗi “Code 10” ở Windowns nhé!

Đây là một trong những lỗi phổ biến có liên quan đến trình quản lý phần cứng Device Manager trên Windows. Nguyên nhân là do Device Manager không thể khởi động phần cứng thiết bị trong máy tính. Cụ thể hơn là do phiên bản driver trên thiết bị đã cũ, bị mất hoặc thiếu trong quá trình sử dụng.

Đồng thời lỗi này xuất hiện có thể là do một driver bị lỗi khiến Device Manager không hiểu. Đây có thể là một thông báo rất chung chung gây ra từ một driver nào đó hoặc một vấn đề phần cứng. Ví dụ, bạn có thể dễ dàng xác định lỗi này là do phần cứng về Wi-Fi nếu nội dung lỗi là “This device cannot start. (code 10)” xuất hiện ở Device status.

Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi “Code 10” ở Windowns? Hãy tham khảo một vài gợi ý sau đây của chúng tôi.

1. Khởi động lại Windows

Đôi khi chỉ cần khởi động lại windowns là có thể khắc phục được các sự cố đơn giản này. Bạn neenlamf thử các phương pháp cơ bản này trước biết đâu lại khắc phục được để không tốn quá nhiều thời gian vào cac s phương pháp nâng cao khác.

Sau khi khởi động lại máy tính của bạn, thử truy cập lại thiết bị. Nếu thông báo lỗi tiếp tục xuất hiện, hãy tiếp tục tham khảo qua các gợi ý nâng cao.

2. Khởi chạy công cụ Hardware Device Troubleshooter

Microsoft đã trang bị sẳn cho Windows các công cụ dò tìm và khắc phục sự cố tự động nhầm giải quyết giúp bạn các vấn đề khác nhau trên Windows. Trong đó có Hardware Device Troubleshooter.

Hardware Device Troubleshooter bị ẩn đi ở windowns 10 vì một lý do gì đó, tuy nhiên bạn có thể khởi động nó thông qua Command Prompt hoặc PowerShell bằng cách sử dụng câu lệnh “msdt.exe DeviceDiagnostic“.

d

Sau khi khởi động Hardware Device Troubleshooter, bạn hãy làm theo hướng dẫn để bắt đầu quá trình dò và khắc phục sự cố.

3. Kiểm tra sâu trong Device Manager để lấy thêm thông tin

Khi gặp lỗi “Code 10” thì hãy kiểm tra device Manager, vì đây là nơi thu thập thông tin về tất cả các phần cứng được kết nối với máy tính của bạn

Nếu phần cứng nào gặp sự cố, bạn sẽ thấy một dấu hiệu cảnh báo nhỏ màu vàng hiển thị bên cạnh thiết bị đó; điều này sẽ cho biết thiết bị gây ra lỗi.

bạn hãy nhấn đúp chuột vào tên phần cứng đó và kiểm tra mục “Device status”. Nếu nó thông báo “This device cannot start (Code 10)” thì đây chính là phần cứng đang gặp lỗi.

Sau đó hãy ngắt kết nối phần cứng đó khỏi máy tính trong vài phút, rồi cắm lại. Nếu cách này không có tác dụng, bạn nên tiếp tục cập nhật hoặc gỡ bỏ driver cho phần cứng đó.

4. Cập nhật Driver phần cứng

Có một số trường hợp là một phần cứng hoạt động gây lỗi có thể là do bạn đã cài đặt Driver đã lỗi thời hoặc không chính xác cho nó. vì vậy tốt nhất bạn nên cập nhật lại Driver cho nó bằng cách truy cập vào Settings > Update & Security > Windows Update để kiểm tra các bản cập nhật mới, và nếu có thì hãy tiến hành cập nhật.

Để muốn cập nhật Driver cụ thể hơn theo ý muốn của các bạn, hãy nhấp chuột phải vào tên phần cứng đó trong Device Manager, sau đó nhấn vào Update driver > Search automatically for drivers. điều này sẽ kiểm tra máy tính của bạn để tìm Driver mới hơn. Nếu điều đó không hiệu quả, hãy tìm kiếm trực tuyến tên phần cứng của bạn để xem liệu có trình điều khiển mới hơn từ nhà sản xuất hay không.

5. Hãy thử cổng USB Port hoặc Hub khác

Khi đã xác định được phần cứng nào khiến lỗi “Code 10” xuất hiện, cắm thiết bị đó vào một cổng USB khác trên máy tính. Có khả năng cổng USB bị lỗi, khiến máy tính giao tiếp với thiết bị không đúng cách.

Lưu ý: nếu bạn sử dụng bất kỳ USB hub cơ bản nào với máy tính của mình, hãy cân nhắc thay thế chúng bằng các model được hỗ trợ.

6. Kiểm tra phần cứng trên máy tính khác

Nếu bạn đã thực hieeenjtaats cả các thao tác trên nhưng không hiệu quả thì chắc có lẻ máy bạn đãbị hỏng phần cứng, Hãy thử kết nối với máy tính khác nếu vẫn không hoạt động bạn nên liên hệ với trung tâm hỗ trợ hoặc thay thiết bị khác.

7. Thực hiện khôi phục hoặc reset lại hệ điều hành

Nếu kết nối với máy tính khác thiết bị phần cứng của bạn hoạt động, bạn hãy thử khôi phục hệ điều hành để xem liệu có lỗi nào đó của Windows ngăn phần cứng hoạt động hay không. Điều này đưa hệ điều hành của bạn trở lại thời điểm trước đó, rất hữu ích nếu sự cố bắt đầu gần đây.

Nếu vẫn chưa được, bạn có thể thiết lập lại toàn bộ Windows, Các vấn đề về phần cứng, đặc biệt là vào thời điểm này, thường là do chính thiết bị.

Trên đây là một số phương pháp từ cơ bản đến cao cấp để khắc phục khi gặp lỗi “This device cannot start (Code 10)” xuất hiện trong Windows rồi đấy. Hy vọng rằng bạn không phải thực hiện nhiều thao tác khắc phục sự cố để phần cứng của mình hoạt động trở lại. Chúc bạn thành công.

Đánh giá

Theo: Phạm Thái Học

Nguồn: genk.vn

    • 10/11/2023 17:29

    Tôi không nhập code được

Để lại lời nhắn của bạn
  • Đánh giá

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Scroll Top