Mẹo tăng cường bảo mật cho thiết bị di động

02:16 Chiều - 02/05/2017
0 Bình luận
1499
bởi An Bùi

Thiết bị di động thường chứa những thông tin nhạy cảm như tin nhắn, video, ảnh,… và rất dễ bị rò rỉ. Dưới đây là những mẹo giúp người dùng nâng cao tính bảo mật cho chúng.

Nâng cấp phần mềm hệ thống

Nâng cấp phần mềm hệ thống: Người dùng nên cập nhật phần mềm hệ thống của thiết bị thường xuyên để vá những lỗ hổng bảo mật cũng như các lỗi vặt còn tồn đọng trên thiết bị. Khuyến khích cập nhật qua OTA (Over the Air).

Không jailbreak (iOS) và root (Android)

Không jailbreak (iOS) và root (Android): Những thiết bị đã jailbreak và root thì độ an toàn bằng không, dễ dàng cho mã độc xâm nhập. Vì vậy, các nhà sản xuất thường khuyến cáo người dùng không nên can thiệp quá sâu vào phần mềm hệ thống để giảm thiểu rủi ro bảo mật.

Không cài ứng dụng lạ

Không cài ứng dụng lạ: Rất nhiều người sử dụng điện thoại Android hay iOS cài đặt các phần mềm ngoài nguồn chính thống (CH Play và App Store). Tuy nhiên, hành động này sẽ tạo cơ hội cho virus, malware và vô số mã độc khác có thể theo đó mà phá hoại lẫn đánh cắp thông tin trên thiết bị.


Sử dụng các chương trình bảo mật

Sử dụng các chương trình bảo mật: Những phần mềm như Norton Mobile Security, McAfee WaveSecure, Kaspersky Mobile Security sẽ giúp thiết bị đi động an toàn hơn, giảm thiểu việc mất cắp thông tin.

Không đăng nhập Wi-Fi không mã hóa

Không đăng nhập Wi-Fi không mã hóa: Đăng nhập vào những Wi-Fi công cộng chưa mã hóa (tiệm cafe, quán ăn) làm tăng rủi ro thông tin trên thiết bị sẽ bị đánh cắp. Người dùng nên giảm thiểu tối đa việc sử dụng chúng.

Cải thiện mật khẩu, mã PIN

Cải thiện mật khẩu, mã PIN: Những mật khẩu hay mã PIN quá dễ nhớ như password, 1234, ngày tháng năm sinh sẽ giúp kẻ xấu dễ dàng xem trộm và đánh cắp thông tin trên thiết bị. Hơn nữa, người dùng cũng không nên đặt trùng mật khẩu cho những thiết bị di động và các tài khoản khác.

Email và các trang web giả mạo

Email và các trang web giả mạo: Người dùng phải cẩn thận khi nhận được tệp tin lạ đính kèm trong thư điện tử và phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi nhấn một đường dẫn trên web để tránh việc đánh cắp thông tin từ kẻ xấu.

Chế độ chat riêng tư

Chế độ chat riêng tư: Sử dụng các phần mềm nhắn tin tức thời Facebook Messenger (trò chuyện bí mật) hay tin nhắn tự hủy Snapchat để ko bị lộ tin nhắn cũng như các thông tin cá nhân.

Thiết lập bảo mật hai lớp

Thiết lập bảo mật hai lớp: Mật khẩu cấp một rất dễ bị đánh cắp và thay đổi. Vì vậy, các tài khoản quan trọng như email, iCloud, cần được thiết lập bảo mật 2 lớp để tăng cường độ an toàn, dễ dàng phục hồi và thay đổi khi bị mất.

Passcode

Passcode: Tính năng này được Apple cung cấp cho các thiết bị sử dụng iOS được nhiều người sử dụng vì tính tiện lợi cũng như độ an toàn khá cao. Khuyến khích sử dụng passcode 6 kí tự thay vì 4 kí tự như trước đây để nâng cao tính bảo mật cho các thông tin nhạy cảm.

Theo: Gia Minh

Nguồn: News Zing

Tin liên quan

Scroll Top