Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn và cách phòng tránh

09:50 Sáng - 15/12/2023
0 Bình luận
260
bởi An Bùi

    Răng sữa của trẻ bị mòn là tình trạng lớp men răng bị bào mỏng. Tình trạng này có thể đảo ngược và phục hồi khi biết cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn.

    Răng sữa hay còn được gọi là răng nguyên thủy hay răng tạm thời, đây là bộ răng đầu tiên trong quá trình phát triển ở người, được hình thành từ sớm trong giai đoạn phôi thai. Răng sữa sẽ bắt đầu mọc chiếc đầu tiên khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, diễn ra trong khoảng 2 năm, bộ gồm 20 chiếc (10 chiếc hàm trên và 10 chiếc hàm dưới). Đến một độ tuổi nhất định thì răng sữa ở trẻ sẽ rụng đi và mọc răng vĩnh viễn thay thế.

    1. Những nguyên nhân răng bé bị mòn là gì?

    Răng sữa bị mòn là tình trạng lớp men răng bị bào mỏng. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, mặc dù trẻ chủ yếu sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa ít ảnh hưởng xấu đến răng nhưng cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa của trẻ bị mòn.

    • Lớp men răng và ngà răng sữa khá mỏng
    • Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, chưa kỹ càng
    • Khẩu phần ăn hàng ngày chứa nhiều đường và tinh bột
    • Thiếu hụt canxi và florua – khoáng chất tự nhiên giúp tăng cường men răng
    • Đặc điểm di truyền

    Trong đó, nguyên nhân răng sữa bị mòn thường gặp nhất là vệ sinh răng miệng kém và chế độ ăn có hàm lượng acid cao.

    2. Dấu hiệu nhận biết răng sữa của trẻ bị mòn

    Tình trạng florua – một khoáng chất tự nhiên giúp tăng cường men răng diễn tiến trong một thời gian dài. Giai đoạn đầu rất khó nhận biết, thông thường phụ huynh phát hiện răng sữa của trẻ bị ăn mòn khi đã bị tổn hại nhiều. Vì vậy, phụ huynh cần quan sát kỹ để nhận biết răng sữa của trẻ bị mòn từ sớm.

    Giai đoạn đầu rất khó nhận biết, thông thường phụ huynh phát hiện răng sữa của trẻ bị ăn mòn khi đã bị tổn hại nhiều

    2.1 Bề mặt răng sữa bị xỉn màu

    Tại vị trí răng sữa đã bị mòn hay mất lớp men bề mặt răng sẽ xuất hiện một dải màu trắng gần viền nướu. Khi tình trạng mòn răng nghiêm trọng hơn, dải màu trắng sẽ chuyển thành màu vàng, nâu và đen.

    2.2 Đau răng

    Khi men răng sữa bị mài mòn sẽ mất khả năng bảo vệ ảnh hưởng đến vùng nướu xung quanh răng và dẫn đến đau răng.

    2.3 Răng trở nên nhạy cảm

    Khi răng sữa của trẻ bị mòn sẽ trở nên nhạy cảm hơn khiến trẻ khó chịu khi sử dụng thực phẩm và dẫn đến biếng ăn.

    2.4 Nướu răng bị sưng tấy

    Nướu của trẻ nhỏ có xu hướng bị tổn thương, sưng tấy thậm chí là chảy máu khi răng bị ăn mòn gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu.

    2.5 Hôi miệng

    Hôi miệng là một dấu hiệu nhận biết răng sữa của trẻ bị mòn sớm.

    3. Tác hại của việc răng sữa bị mòn đối với trẻ nhỏ

    Răng sữa bị mòn đối với trẻ nhỏ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe thể chất hơn bạn nghĩ:

    • Ảnh hưởng đến quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn sau này, dễ mọc lên sai lệch vị trí, mọc xô đẩy răng khác.
    • Răng bị mòn nhiều sẽ khiến tủy răng bị tổn thương dẫn đến nguy cơ mất răng sớm.
    • Gây đau nhức và ê buốt cho trẻ khi ăn uống làm cho trẻ chán ăn, biếng ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

    4. Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn mà cha mẹ cần biết

    Khi trẻ có những dấu hiệu bị mòn răng nên đưa trẻ đến kiểm tra tại địa chỉ nha khoa uy tín. Dựa vào mức độ sẽ có cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý.

    Dựa vào mức độ sẽ có cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý.

    4.1 Răng bị mòn nhẹ

    Khi răng mới chớm mòn nhẹ bác sĩ sẽ điều trị bằng cách chỉ định sử dụng kem đánh răng cho chứa fluor, tái khoáng hóa men răng, ngà răng, dùng nước súc miệng hàng ngày, bạc diamin florua…

    4.2 Răng sữa của trẻ bị mòn nặng và có sâu

    Khi răng đã mòn nặng và có dấu hiệu sâu răng thì nha sĩ sẽ loại bỏ phần sâu răng sau đó sẽ trám răng hoặc bọc răng sứ để lấp đầy lỗ trống. Vật liệu dùng để trám răng sữa của trẻ em thường dùng là bạc, kim loại khác hoặc nhựa composite trong nha khoa.

    4.3 Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn đến chân răng

    Đối với những răng đã bị mài mòn sâu đến chân thì nha sĩ sẽ phải kiểm tra kỹ càng và đưa ra quyết định giữ lại hay loại bỏ răng. Nếu giữ lại được thì sẽ xử lý răng sữa bị ăn mòn sau đó thực hiện trám. Một cách khác nữa là phương pháp bọc răng sứ, niken, vàng… bao bọc lên toàn bộ giúp ngăn ngừa răng mòn nặng hơn, sâu răng ăn sâu hơn.

    Trong những trường hợp răng sữa của trẻ bị mòn nặng và không có khả năng giữ lại, trẻ sắp đến giai đoạn thay răng vĩnh viễn thì sẽ tiến hành loại bỏ mà không cần trồng răng mới.

    5. Phòng tránh mòn răng sữa cho trẻ như thế nào?

    Để phòng tránh mòn răng sữa cho trẻ, cha mẹ nên chú ý đến vệ sinh và chăm sóc răng miệng cho bé cũng như chế độ ăn uống từng giai đoạn.

    Để phòng tránh mòn răng sữa cho trẻ, cha mẹ nên chú ý đến vệ sinh và chăm sóc răng miệng cho bé cũng như chế độ ăn uống từng giai đoạn.

    5.1 Đối với trẻ mới mọc răng

    Ngay khi bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên cha mẹ cần vệ sinh răng nướu thường xuyên cho trẻ bằng miếng gạc sạch, làm ấm rồi làm sạch nhẹ nhàng khoang miệng, các nướu răng và răng mới mọc. Chú ý loại bỏ sạch cặn sữa và thức ăn thừa còn dính ở kẽ răng và khoé miệng.

    Ban đêm sau khi cho trẻ uống sữa cũng cần cho trẻ súc miệng sạch để ngăn chặn vi khuẩn sâu răng phát triển. Chú ý với trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi thì nên hạn chế cho con uống sữa ban đêm do vừa ảnh hưởng đến răng miệng trẻ vừa ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

    5.2 Đối với trẻ 2 – 3 tuổi

    Cha mẹ hãy dạy bé cách dùng bàn chải và tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày. Chú ý chọn loại kem đánh răng trẻ em an toàn để trẻ có lỡ nuốt phải cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cho trẻ chọn loại kem đánh răng có vị trẻ thích cũng giúp bé có ý thức đánh răng tốt hơn từ đó phòng tránh mòn răng sữa cho trẻ hiệu quả hơn. Chọn bàn chải lông mềm, bề mặt chải nhỏ, phù hợp với khoang miệng của trẻ.

    5.3 Đối với trẻ 4 tuổi

    Cha mẹ cần nhắc nhở bé để tạo thói quen đánh răng đều đặn và đúng giờ hàng ngày. Ngoài ra cũng cần quản lý chế độ ăn uống, hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, nước có gas… bổ sung đầy đủ vitamin, canxi, flour từ thịt, cá, trứng, sữa… để răng chắc khỏe, phòng tránh mòn răng sữa tự nhiên. Cho con uống đủ nước hằng ngày.

    Tập cho trẻ uống bằng cốc sửa thói quen xấu ở trẻ như bú bình ban đêm, ngậm bình sữa đi ngủ, nghiến răng…

    Cho trẻ thăm khám định kỳ răng miệng tại các cơ sở nha khoa uy tín phát hiện dấu hiệu nhận biết răng sữa của trẻ bị mòn sớm từ đó có cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn kịp thời, không ảnh hưởng đến lộ trình thay răng vĩnh viễn.

    Nha khoa Đà Nẵng Implant vẫn đang triển khai dịch vụ tư vấn hoàn toàn miễn phí, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

    • Địa chỉ:
      • CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
      • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
    • Hotline: 0899 412 412
    • Website: https://nhakhoaimplantdanang.com
    • Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
    • Tiktok: https://www.tiktok.com/@nhakhoadanangtv
    • Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCHZuapnoUGChhp5P2qSjnFA
    • Linkedin: https://www.linkedin.com/in/nhakhoaimplantdanang/
      Đánh giá

      Theo: Hảo Võ

      Nguồn: nhakhoaimplantdanang.com

      Để lại lời nhắn của bạn
      • Đánh giá

      Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

      Scroll Top