Răng khểnh là gì? Răng khểnh đẹp hay xấu?

10:52 Sáng - 17/01/2024
0 Bình luận
705
bởi Phương Anh

Răng khểnh thường được coi là một đặc điểm thẩm mỹ, mang lại vẻ duyên dáng và quyến rũ cho nụ cười.

1. Răng khểnh là gì?

Người Châu Á thường cho rằng răng khểnh là “nét duyên ngầm”, giúp mang đến nụ cười ấn tượng. Tuy nhiên, thực tế không phải răng khểnh lúc nào cũng góp phần tích cực vào thẩm mỹ khuôn mặt. Trong nha khoa định nghĩa răng khểnh là răng nanh hàm trên mọc lệch.

Răng khểnh thực tế là tình trạng răng nanh mọc lệch, răng đẹp hay xấu do vị trí của răng
Răng khểnh thực tế là tình trạng răng nanh mọc lệch, răng đẹp hay xấu do vị trí của răng

Răng khểnh thuộc răng nanh nằm ở vị trí thứ 3 kế bên 2 răng cửa bị mọc chếch lên trên nướu răng và nhô ra ngoài nhiều hơn so với các răng khác. Mặc dù ở một số trường hợp răng khểnh nhẹ tạo nét duyên dáng cho hàm răng, nụ cười, tuy nhiên cũng có khá nhiều trường hợp răng mọc lệch lạc quá nhiều gây mất thẩm mỹ và dễ dẫn đến các hệ luỵ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng do có vị trí bất thường trên cung hàm.

2. Răng khểnh mọc như thế nào?

Răng khểnh có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Di truyền: cha mẹ, ông bà có răng dạng này và di chuyển đặc tính này cho con cháu.
  • Bẩm sinh: yếu tố này có liên quan đến thời điểm răng mọc ở độ tuổi nào, kích thước mỗi chiếc răng không đồng đều, hàm răng không đủ chỗ để răng mọc hoặc răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa chưa rụng sẽ làm khuôn hàm không thể để răng mọc bình thường được dẫn đến răng có thể nhô ra ngoài tạo thành răng khểnh.
  • Thói quen: các bé thường dùng tay hoặc lưỡi đẩy răng đang mọc lâu ngày và liên tục làm răng đó bị lệch nhẹ ra ngoài.

Răng khểnh có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Răng khểnh mọc ở độ tuổi nào?

Thực chất, răng khểnh không đều với những răng khác, mà sẽ mọc lệch ra phía ngoài hoặc lệch vào phía trong 5-10 độ so với quỹ đạo cả hàm. Răng khểnh xuất hiện vào độ tuổi thay răng của trẻ từ 12-15 tuổi. Mỗi người có thể có từ 1-2 răng tùy mức độ lệch của mầm răng.

4. Cách nhận biết dấu hiệu mọc răng khểnh là gì?

Răng khểnh chủ yếu được hình thành vào giai đoạn thay răng sữa thành răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ. Vì vậy, người lớn có thể nhận biết dấu hiệu mọc răng bằng cách quan sát hằng ngày:

  • Răng sữa rụng trước thời điểm thay răng quá sớm hoặc răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa lại chưa rụng gây tình trạng chen chúc, xô đẩy.
  • Cung hàm của trẻ hẹp hơn không đủ chỗ cho các răng mọc thẳng, khi răng nanh thay vào cuối giai đoạn thay răng của trẻ sẽ không còn đủ không gian nên mọc lệch ra ngoài.
  • Kích thước răng quá lớn, đặc biệt là các răng cửa chiếm hết chỗ của răng nanh.
Răng khểnh xuất hiện vào giai đoạn thay răng ở trẻ em, từ 12-15 tuổi
Răng khểnh xuất hiện vào giai đoạn thay răng ở trẻ em, từ 12-15 tuổi

5. Răng khểnh đẹp hay xấu?

Răng khểnh đẹp hay xấu tùy vào cấu trúc răng, mức độ lệch của răng và khuôn mặt của từng người. Một chiếc răng khểnh đẹp là chiếc răng mang lại nụ cười duyên dáng, đem lại sự hài hòa cho khuôn mặt và không gây ra phiền toái cho chúng ta. Để đánh giá răng khểnh đẹp hay xấu bạn có thể dựa vào những đặc điểm dưới đây:

  • Răng mọc không quá lệch ra phía ngoài, không quá dài hay quá nhọn.
  • Răng không mang lại cản trở cho việc ăn uống, vệ sinh răng miệng.
  • Không có sự chen chúc giữa các răng nanh.

Những chiếc răng khểnh không đẹp sẽ có xu hướng lệch lạc nhiều làm sai khớp cắn, gây ra nhiều khó khăn trong ăn uống và vệ sinh răng miệng, khiến cho răng dễ bị vàng ố.

6. Khi nào cần nhổ răng khểnh?

Nhiều người cho rằng răng khểnh là nét duyên và không nên nhổ bỏ. Tuy nhiên, có nên nhổ hay không còn tùy vào tác động của răng đối với cung hàm, răng đẹp hay xấy. Nếu răng khểnh giúp cho khuôn hàm trở nên duyên dáng và tươi tắn thì không cần nhổ bỏ. Tuy nhiên, nếu răng mọc gây nên nhiều hệ lụy tiêu cực thì sẽ cần loại bỏ để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Răng khểnh đẹp hay xấu tùy vào cấu trúc răng, mức độ lệch của răng và khuôn mặt của từng người

Nguyên tắc hàng đầu trong nha khoa là bảo tồn răng thật, chỉ khi không thể phục hồi răng nữa thì mới nhổ đi. Đối với răng khểnh cũng vậy, để xác định khi nào cần nhổ phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, và chỉ thực hiện khi thật sự rất cần thiết. Bạn chỉ nên nhổ răng khểnh trong những trường hợp sau:

  • Răng mọc lệch nhiều, mọc nghiêng xéo hẳn so với các răng bên cạnh.
  • Răng bị các bệnh về răng miệng như sâu răng hoặc viêm nha chu nặng.

Bởi vì trong cả 2 trường hợp này răng khểnh sẽ gây nhiều tác động tiêu cực cho cung hàm:

  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: Khi không mọc ở vị trí đẹp sẽ khiến cho hàm răng lộn xộn, mất thẩm mỹ.
  • Gây nên bệnh lý răng miệng: Khi răng khểnh mọc sẽ tạo nên khe hở giữa răng khểnh và răng đối diện tạo điều kiện thuận lợi thuận lợi cho vi khuẩn dính vào kẽ răng, tạo thành mảng bám trên răng và gây nên nhiều bệnh lý răng miệng.
  • Cản trở việc vệ sinh răng miệng: Việc răng khểnh mọc bất thường không thẳng hàng khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn đòi hỏi phải chăm sóc kỹ lưỡng, kết hợp các biện pháp chăm sóc khác ngoài đánh răng như súc miệng nước muối, dùng tăm nước, chỉ nha khoa….
  • Sai khớp cắn, sức nhai bị ảnh hưởng: Bản chất của răng khểnh là một chiếc răng nanh với nhiệm vụ xé thức ăn. Khi răng nanh mọc lệch thì không chỉ mất đi chức năng mà còn trở nên dư thừa, ảnh hưởng đến sức nhai.

7. Nhổ răng khểnh có sao không?

Bởi vì vị trí mọc bất thường, nằm lệch hẳn so với những chiếc răng nanh khác mà hầu như răng khểnh không có bất cứ tác dụng nào đối với chức năng ăn nhai. Chính vì vậy mà bạn không cần lo lắng nhổ răng khểnh có sao không. Việc nhổ bỏ răng hầu như không có bất cứ ảnh hưởng nào đối với toàn bộ cung hàm. Trong nha khoa, nhổ răng khểnh cũng chỉ là tiểu phẫu không quá phức tạp, không gây ra bất cứ nguy hiểm nào đối với sức khỏe.

Ngày nay kỹ thuật nha khoa rất hiện đại, việc nhổ răng được hỗ trợ bởi công nghệ siêu âm tiên tiến. Mọi thao tác của bác sĩ đều được kiểm soát chặt chẽ và chính xác giúp hạn chế tối đa hiện tượng chảy máu và giúp giảm thiểu đáng kể cảm giác đau nhức cho người bệnh. Một ca nhổ răng khểnh thường chỉ cần 15 – 30 phút, nhanh gọn mà không cần xâm lấn sâu hay tạo đường mổ quá rộng. Chưa kể, trong quá trình nhổ răng, bạn cũng sẽ được gây tê tại chỗ nên hoàn toàn không cần lo lắng.

Nhổ răng khểnh hay làm răng thẩm mỹ còn tùy vào tác động của răng trên cung hàm

Hiện nay, ngoài nhổ răng khểnh thì bạn cũng có thể áp dụng lộ trình niềng răng để điều chỉnh vị trí răng khểnh. Phương pháp niềng răng chỉnh nha là phương pháp điều trị ít xâm lấn, hiệu quả và an toàn tuyệt đối. Khi niềng răng tại phòng răng uy tín, bác sĩ sẽ sử dụng một dây cung hay hay niềng trong suốt quá trình thực hiện để đưa chiếc răng khểnh về vị trí ban đầu.

Việc xử lý những chiếc răng khểnh như thế nào cho đẹp nhất sẽ tùy theo cơ địa và cấu trúc răng của mỗi người cũng như tình trạng răng khểnh đẹp hay xấu. Bạn nên thăm khám trước khi quyết định ở những cơ sở nha khoa chất lượng để đảm bảo cho hàm răng đẹp nhất.

8. Làm răng khểnh là gì?

Nhu cầu sở hữu răng khểnh duyên dáng xuất phát từ quan điểm thẩm mỹ và niềm tin phong thủy. Về thẩm mỹ, nhiều người đặc biệt yêu thích hàm răng có một chiếc răng nhô ra ngoài bởi cảm giác duyên dáng, nụ cười rạng rỡ và tỏa nắng. Còn theo quan niệm phong thủy, dù nam hay nữ sở hữu răng khểnh đều là người tài ba, duyên dáng, có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc và cuộc sống.

Hiện nay, con người có thể sở hữu răng dáng khểnh đẹp thông qua những phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ như cấy ghép implant hoặc bọc răng sứ. Vấn đề quan trọng quyết định làm răng khểnh đẹp hay xấu là phải chọn được dáng răng hợp với khuôn mặt. Nếu bạn muốn làm răng khểnh thẩm mỹ thì hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám, tư vấn cách làm răng khểnh là gì phù hợp nhất.

Nguồn bài viết: https://nhakhoaimplantdanang.com/rang-khenh-la-gi-dep-hay-xau.html

    5/5 - (2 bình chọn)
    Để lại lời nhắn của bạn
    • Đánh giá

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

    Scroll Top