Tại sao Việt Nam không bán máy Refurbished chính hãng?

01:04 Chiều - 18/10/2019
0 Bình luận
572
bởi Phương Anh

Chúng ta có lẽ quá quen với cụm từ “refurbished” (hàng tân trang). Dễ dàng tìm thấy định nghĩa từ Google “Refurbished” là dòng máy được phân phối chính hãng và được bán với giá rẻ hơn so với sản phẩm mới 100%

Nhưng có khi nào bạn tự hỏi các nhà sản xuất khi phân phối tại thị trường Việt Nam lại không bán chính thức. Nếu vậy người tiêu dùng Việt có thiệt thòi gì không?

Lưu ý: Đơn vị tiền trong bài viết được sử dụng tại thị trường nước ngoài.

Điện thoại refurbished rẻ hơn bao nhiêu?

Mặt hàng refurbished mà chúng ta thường thấy nhiều nhất là iPhone. iPhone là một sản phẩm có giá không hề rẻ, nhưng lại có rất nhiều người mong muốn được sở hữu, nhất là giới trẻ, những người có thu nhập thấp. Ngoài lựa chọn mua một chiếc máy đã qua sử dụng thì chọn mua một chiếc máy refurbished được bảo đảm chất lượng và có thời gian bảo hành đầy đủ từ nhà sản xuất như máy mới, với giá rẻ hơn được rất nhiều người quan tâm.

Tại sao Việt Nam không bán máy Refurbished chính hãng?

Hiện tại Apple đang bán ra các phiên bản iPhone 8 và iPhone 8 Plus refurbished chính hãng tại Mỹ, với giá bán thấp hơn so với phiên bản thông thường. iPhone 8 Refurbished được Apple bán ra với giá 499 USD cho phiên bản bộ nhớ trong 64 GB, thấp hơn 100 USD (khoảng 2.3 triệu đồng). iPhone 8 Plus 64 GB Refurbished đang được bán ra với giá 599 USD, cũng thấp hơn 100 USD so với bản thường. Đa số iPhone-refurbished được bán tại Việt Nam chủ yếu được bán tại cửa hàng nhỏ lẻ, nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, khó xác định rõ nguồn gốc và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tương tự, ở Mỹ Samsung cho người dùng đặt mua hàng refurbished. Với những mẫu máy như Galaxy Note 3, Galaxy Note 4, Galaxy S4, Galaxy S5, Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge sẽ là những sản phẩm được bán ra dưới dạng hàng refurbished. Người dùng có thể tiết kiệm số tiền lên tới 265 USD (gần 6 triệu đồng) nếu mua hàng refurbished thay vì hàng mới.

Nguồn gốc của máy  “Refurbished - tân trang” 

Nguồn gốc của máy  “Refurbished – tân trang” 

1. Máy được khách hàng trả lại: Sau khi người dùng sử dụng, có một vài lỗi nào đó, máy sẽ bị trả lại cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất sẽ kiểm tra, sửa lại các lỗi và sau đó bán ra dưới dạng refurbished.

2. Hư hỏng bao bì: do quá trình vận chuyển, trong quá trình vận chuyển hàng hóa, bốc xếp làm bao bì bị hư hỏng, không còn đẹp, mặc dù hàng hóa bên trong vẫn nguyên vẹn và vẫn hoạt động tốt. Trong những trường hợp này, nhà phân phối sản phẩm gửi trả lại hàng cho nhà sản xuất trước khi đến tay khách hàng. Nhà sản xuất kiểm tra, thay thế các chi tiết bị ảnh hưởng, sau đó đóng gói lại như mới, nhưng không được bán như hàng mới mà phải dán nhãn “refurbished” và bán giá thấp hơn.

3. Hàng hóa đưa đi triển lãm, hàng trưng bày: hàng hóa đưa đi triển lãm bị bóc thùng để trên kệ,hàng hóa trưng bày mẫu trong các siêu thị, hoặc hàng hóa đưa đi kiểm chứng chất lượng, sau đó sẽ trả về cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất kiểm tra lại chất lượng, đóng thùng và xuất bán dưới dạng “refurbished”.

4. Bị lỗi trong quá trình sản xuất: Nếu một linh kiện nào đó được phát hiện có lỗi hàng loạt tại nhà máy hoặc sau khi đến nhà phân phối máy thì người sản xuất có thể thu hồi hàng hóa đó lại, thay thế linh kiện bị lỗi rồi đưa trở lại thị trường.

Luật ở một số quốc gia

Tại Việt Nam, hiện tại vẫn chưa có một điều luật hiện hành nào có khái niệm về “refurbished”. Tương tự cũng không có các định nghĩa “xuất xứ máy”, “made in Vietnam”, “máy mới”, “máy qua sử dụng”, “máy tái chế”… để quản lý và ràng buộc nhà sản xuất. Ở các quốc gia tiên tiến, các điều luật về xuất xứ sản phẩm được định nghĩa và quy định rất rõ ràng.

Đơn cử dưới đây là một phần nhỏ luật tại Mỹ được trích ra từ chương 16, Bộ luật liên bang quy định sản phẩm điện tử (e-CFR). Mục I. Chương trình ủy quyền thương mại liên bang. Phần 20.1. Các hành vi lừa dối người tiêu dùng.

(a) Thật không công bằng hoặc lừa đảo người tiêu dùng khi giới thiệu sản phẩm tình trạng mới, chưa qua sử dụng nhưng sự thật không đúng. Sản phẩm đã được sử dụng trước đó, tân trang hoặc sửa chữa trước khi xuất xưởng.

(b) Thật không công bằng hoặc lừa đảo khi cung cấp để bán hoặc bán bất kỳ sản phẩm nào mà không thông bảo một cách rõ ràng và dễ nhận thấy từ trong quảng cáo, tài liệu, trên hóa đơn hay trên bao bì của sản phẩm về tình trạng xuất xưởng. 

Phải sử dụng các thuật ngữ mô tả phù hợp như  “Used,” “Secondhand,” “Repaired,” “Relined,” “Reconditioned,”, “Refurbished “, “Rebuilt,” or “Remanufactured.” 

Trên hóa đơn giao dịch, phải cung cấp cụ thể bằng cách sử dụng bất kỳ mã số, nhãn hoặc ký hiệu trong ngành theo quy định. Phần được đánh dấu chỉ rõ trên hóa đơn nếu sản phẩm không phải là mới.

Tại sao Việt Nam không bán máy Refurbished chính hãng?

Một số thiệt thòi cho người tiêu dùng Việt

Ở các nước phát triển, chất lượng của hàng refurbished và hàng brand new (máy mới 100%) không khác nhau, nên nhiều nhân viên bán hàng thậm chí còn không có khái niệm về refurbished. Tuy nhiên, chỉ nên mua hàng refurbished có xuất xứ ở thị trường Mỹ và một số quốc giá khác có quy định ngặt nghèo về xuất xứ hàng hóa.

Một số hãng có quy định riêng về cách thức phân phối hàng refurbished, có thể thiết bị được thu hồi tại quốc gia này, đưa về nhà máy tân trang lại và bán ra tại thị trường nước khác. Và đa số máy refurbished thường có thời gian chào bán chậm hơn máy mới từ nửa năm cho đến 9 tháng.

Ở nước ta, các sản phẩm bị lỗi trong dây chuyền sản xuất, được sửa chữa trực tiếp tại nhà máy. Hay sản phẩm có bao bì, vỏ hộp bị hỏng do quá trình vận chuyển được thu hồi và đóng mới lại bao bì, vỏ hộp. Khi tung ra thị trường được đóng dấu “refurbished” tương tự thị trường Mỹ hay Châu  Âu và bán rẻ hơn so với sản phẩm mới 100%.

Tôi muốn đưa ra một giả định, có khi nào các sản phẩm nằm trong nhóm refurbished bên trên, được “tân trang” và bán tại thị trường Việt Nam, nhưng lại bán ra y như máy mới 100% sẽ thì sẽ thế nào ?

Thật sự rất khó để xác định được điều đó có đang diễn ra hay không. Phải chăng chúng ta thiệt thòi nhiều so với các nước khác. Vì những câu chuyện như cạo tem Trung Quốc dán tem sản xuất tại Việt Nam còn có, thì việc làm trên lại không vi phạm pháp luật nước sở tại,  vừa không bị mất lợi nhuận. Tại sao lại không !?

Qua tìm hiểu từ một số kỹ sư đang làm việc tại nhà máy lắp ráp và sản xuất điện thoại tại Việt Nam. Họ cho tôi biết “Một số sản phẩm vừa ra mắt, cho phép đặt hàng trước, tặng kèm hàng loạt quà tặng hấp dẫn đa phần sản phẩm đó nằm ở những lô đầu tiên, thường có lỗi và đã được “fix” thay thế linh kiện mới- nhưng không còn ”zin 100%”. Ở những lô kế tiếp, sản phẩm sẽ hoàn thiện hơn sau khi vá lỗi.

Tại Việt Nam, Samsung Galaxy Note 7 bị lỗi, những sản phẩm mới chưa bán ra thị trường. Được khắc phục lỗi nhưng đổi tên thành Galaxy Note FE (Fan Edition) chứ không phải Samsung Galaxy Note 7 Refurbished.

Samsung Galaxy Note 7 bị lỗi, những sản phẩm mới chưa bán ra thị trường. Được khắc phục lỗi nhưng đổi tên thành Galaxy Note FE (Fan Edition) chứ không phải Samsung Galaxy Note 7 Refurbished.

Thiệt thòi đối với người tiêu dùng ở các quốc gia không có điều luật đó là đương nhiên. Người tiêu dùng sẽ mua một thiết bị từng bị sửa chữa nhẹ, nhưng mua với giá sản phẩm mới. Trong khi ở các quốc gia có quy định trên, người dùng mua được một sản phẩm mới không tì vết hoặc có thể mua sản phẩm đã qua tân trang với giá rẻ hơn.

Tuy nhiên, điều luật này khó kiểm soát vì các quy trình sản xuất trong nhà máy khép kín. Chúng ta đang thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy tại Việt Nam, các thiết bị sẽ được lắp ráp sau đó phân phối đi các quốc gia khác. Vì vậy các cơ quan chức năng khó kiểm soát được quy trình sản xuất.

Tạm kết:

Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ đến các bạn có cái nhìn chính xác hơn về mặt hàng tân trang-refurbished. Do điều kiện kinh tế xã hội mà ở Việt Nam rất khó để có sản phẩm “refurbished” chính hãng đúng nghĩa. Nếu không may bạn có thể mua một món hàng mới, nhưng thuộc nhóm hàng tân trang, cũng đừng quá lo lắng.

Hiên nay điện thoại cũng tương đối bền và vòng đời chiếc điện thoại bạn dùng cũng không quá lâu, cũng như giá điện thoại dễ tiếp cận hơn. Hi vọng nhiều năm sau, nước ta sẽ cập nhật thêm một số điều luật mới có lợi hơn cho người tiêu dùng trong thời đại số hóa hiện nay.

Theo: Trần Công Danh

Nguồn: Thế Giới Di Động

Tin liên quan

Scroll Top