Quả phật thủ: Công dụng, ý nghĩa và cách chọn trái phật thủ

11:33 Sáng - 26/12/2023
0 Bình luận
311
bởi An Bùi

Những ngày giáp Tết, sau khi dọn dẹp và mua sắm các vật dụng cần thiết, các chị em thường chọn quả phật thủ thật đẹp để trưng trên bàn thờ hay mâm ngũ quả.

Việc làm này không chỉ đơn thuần vì loại quả này có hương thơm đặc trưng, dịu nhẹ, tạo cảm giác thoải mái cho mọi người mà quả phật thủ còn có ý nghĩa rất là tốt đẹp.

1. Quả phật thủ là gì?

Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc họ Cam chanh, có tên khoa học là Citrus medica L.var.sarcodactylis Swingle và tên trong dược liệu là Fructus citri Sarcodactylis. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật, do đó nhiều người cho rằng loại quả này là quả linh thiêng và thường dùng để thờ cúng.

Quả phật thủ có hình dạng giống như bàn tay Phật, có thể có từ 2 đến 10 nhánh, mỗi nhánh có thể có từ 2 đến 5 múi.

Phật thủ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm.

Quả phật thủ có hình dạng giống như bàn tay Phật, có thể có từ 2 đến 10 nhánh, mỗi nhánh có thể có từ 2 đến 5 múi. Vỏ quả phật thủ dày, màu vàng cam, có mùi thơm đặc trưng. Thịt quả phật thủ màu trắng, có vị chua nhẹ, hơi the.

Phật thủ thường được dùng để chưng trên mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt. Ngoài ra, phật thủ còn được dùng để làm mứt, nấu chè, hoặc ép lấy nước uống.

Hoa phật thủ nở có mùi thơm và quả thì không có nước bên trong, không có ruột mà chỉ có phần lõi xốp bên trong.

2. Quả phật thủ có ăn được không?

Quả phật thủ không thể ăn trực tiếp được. Quả phật thủ có vị chua nhẹ, hơi the, không có ruột, không có hạt, chỉ có phần lõi xốp bên trong. Do đó, quả phật thủ thường được dùng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn bổ dưỡng và dùng làm các bài thuốc quý.

Quả phật thủ không thể ăn trực tiếp được. Quả phật thủ có vị chua nhẹ, hơi the, không có ruột, không có hạt, chỉ có phần lõi xốp bên trong.
Quả phật thủ không có ruột, không có hạt, chỉ có phần lõi xốp bên trong.

Dưới đây là một số cách chế biến quả phật thủ:

  • Nấu cháo phật thủ: Cháo phật thủ là món ăn bổ dưỡng, có tác dụng chữa ho, trị cảm lạnh.
  • Nấu chè phật thủ: Chè phật thủ là món ăn giải nhiệt, thanh mát, có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể.
  • Ép lấy nước phật thủ: Nước phật thủ có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng.
  • Làm mứt phật thủ: Mứt phật thủ là món ăn truyền thống ngày Tết, có vị chua ngọt, thơm ngon.
  • Ngoài ra, quả phật thủ còn có thể dùng để ngâm rượu, làm gia vị chế biến các món ăn, hoặc làm thuốc chữa bệnh.

3. Ý nghĩa quả phật thủ ngày Tết

3.1 Biểu tượng cho bàn tay Phật chở che

Quả phật thủ được xem như là biểu tượng của bàn tay phật, ôm ấp và bảo bọc họ tránh khỏi tà ma, mang lại may mắn, thuận lợi, như ý.

3.2 Mong cầu may mắn, bình an

Theo một số chuyên gia văn hóa cho biết từ khi Phật Giáo du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, các nhà sư đã mang theo một quả có mùi hương dịu nhẹ, hình giống với những ngón tay đưa ra, cong vào rất đặc biệt.

Chính vì có hương thơm đặc biệt, dài lâu cùng với ý nghĩa tâm linh như vậy mà nhiều người Việt dùng phật thủ để trưng trên bàn thờ Phật, tổ tiên mong muốn lưu giữ thần Phật, tổ tiên trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia đình nhiều may mắn, an lành và no ấm.

3.3 Thể hiện lòng tôn tính với gia tiên

Trái phật thủ thường được bày trên mâm ngũ quả hoặc đặt trên bàn thờ để thắp hương cho tổ tiên. Nếu đặt trên mâm ngũ quả, phật thủ thường được đặt vị trí chính giữa, nơi cao nhất trong mâm ngũ quả.

Trái phật thủ thường được bày trên mâm ngũ quả hoặc đặt trên bàn thờ để thắp hương cho tổ tiên.

4. Những lợi ích của trái phật thủ

4.1 Dùng phật thủ để làm thuốc chữa bệnh

Trong mỗi quả phật thủ chứa rất nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glucozit. Nên phật thủ có tác dụng điều trị các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, viêm gan, đau họng, ngực tức, mạng sườn trướng đau,…

Ngoài ra, cũng chữa được các bệnh viêm phế quản mãn tính, viêm gan truyền nhiễm và điều trị các bệnh về phụ nữ.

4.2 Ngâm phật thủ với rượu để chữa bệnh

Có thể dùng quả phật thủ ngâm rượu để điều trị đau bụng kinh, chữa ho đờm và viêm phế quản, điều trị các chứng rối loạn tâm thần ý thức,… Bạn không nên lạm dụng rượu phật thủ để uống quá nhiều, mỗi lần chỉ nên uống từ 40 – 50 ml.

Quả phật thủ ngâm rượu để điều trị đau bụng kinh, chữa ho đờm và viêm phế quản, điều trị các chứng rối loạn tâm thần ý thức

4.3 Sắc phật thủ lấy nước uống

Nếu bạn bị ho và hệ tiêu hóa không được tốt, thì bạn có thể sắc phật thủ để lấy nước uống, bạn sử dụng nước này làm nước uống mỗi ngày để có tác dụng hơn nhé.

4.4 Làm si rô từ phật thủ

Bạn có thể dùng phật thủ để làm si rô, si rô phật thủ rất có tác dụng trong việc trị ho, nhất là dành cho trẻ em hoặc sử dụng cho những người có chứng bệnh về hô hấp.

4.5 Làm mứt từ phật thủ

Bạn đã quen thuộc các loại mứt trái cây khác, vậy thì bạn hãy thử ngay mứt phật thủ nhé, các miếng mứt phật thủ thơm ngon, mới lạ và hấp dẫn sẽ là một lựa chọn rất tuyệt vời cho bạn đấy!

4.6 Nấu trà từ phật thủ

Bạn có thể dùng quả phật thủ để nấu trà, với hương vị thơm ngon, không chỉ giúp bạn thanh lọc cơ thể mà còn có thể chữa thêm các bệnh về dạ dày: đau dạ dày cấp tính, đau dạ dày mãn tính, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn,…

4.7 Dùng làm gia vị và nguyên liệu nấu ăn

Quả phật thủ không chỉ dùng làm công thức chữa bệnh hiệu quả, mà bạn còn có thể dùng quả phật thủ để nấu cháo trị ho, chè phật thủ hoặc dùng làm gia vị chế biến các món ăn bổ dưỡng như: gà hấp lá sen cùng nấm và phật thủ, ruột lợn hầm phật thủ, phật thủ hầm trái cây và nấm,…

5. Cách chọn quả phật thủ

Quả phật thủ thường được trưng trên bàn thờ ngày Tết và thường được bày bán tại các chợ truyền thống, bạn có thể đến và dễ dàng chọn mua.

Quả phật thủ thường được trưng trên bàn thờ ngày Tết và thường được bày bán tại các chợ truyền thống, bạn có thể đến và dễ dàng chọn mua.

5.1 Chọn quả phật thủ có hình dáng đẹp, nhiều ngón

Khi chọn mua quả Phật thủ, nên chọn quả to, ngón tay của phật thủ nhiều, dài mập, các ngón đều nhau. Bạn cũng nên chú ý chọn quả có da trơn cật, màu hơi mờ vàng là quả già để được lâu và thơm hơn.

Tránh mua quả bị xước sát, bị sâu đục khoét, bị dập hoặc gãy các ngón phật thủ. Không chọn phật thủ non dù chúng cũng có màu vàng nhưng lại rất nhanh hỏng.

5.2 Tuân theo quy luật “Thịnh – Suy – Bĩ – Thái”

Người mua phật thủ thường đếm các ngón của quả, khi đếm phải tuân theo quy luật “Thịnh – Suy – Bĩ – Thái”. Nghĩa là người mua sẽ đếm các ngón qua lần lượt theo 4 từ như vậy, lặp đi lặp lại nếu ngón cuối cùng rơi vào Thịnh hoặc Thái là rất quý. Những quả này thường rất mắc, giá có thể lên đến vài triệu vì cả vườn may ra chỉ được 1 đến 2 quả như vậy.

6. Cách bảo quản quả phật thủ

Phật thủ muốn trưng được lâu, giữ được màu đẹp thì cứ khoảng 5-7 ngày người ta lại dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả.

Hoặc bạn có thể để một chén nước, cho thêm vài viên thuốc B1 vào, sau đó đặt cành quả vào chén nước. Cách này sẽ giúp quả tự hút nước và cung cấp dinh dưỡng, giữ quả lâu đến khoảng 4 tháng.

Phật thủ nhờ có hương thơm dễ chịu, người nghe cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm cùng ý nghĩa mong muốn lưu giữ thần Phật, gia tiên trong nhà để phù hộ gia đình bình an mà quả phật thủ từ xưa đến nay luôn được người Việt lựa chọn để trưng vào dịp Tết đến.

Thế vậy khi chọn mua phật thủ thật sự ý nghĩa bạn cần phải biết cách chọn và bảo quản phật thủ cho thật tốt.

7. Một số lưu ý khi dùng phật thủ

  • Không nên sử dụng phật thủ quá nhiều trong một ngày.
  • Chỉ sử dụng những trái phật thủ được trồng tự nhiên, không nên sử dụng những trái không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Không nên sử dụng những trái phật thủ bị hỏng.
  • Trước khi sử dụng thì nên rửa sạch và ngâm với nước muối.
  • Nếu bạn bị nhiệt, âm hư thì không nên sử dụng quả phật thủ.

8. Những câu hỏi thường gặp

8.1 Bảo quản quả phật thủ thế nào cho đúng?

- Khi mua phật thủ về, chị em không nên ngâm nước hoặc nước muối lâu kẻo sẽ hỏng quả. Cũng không rửa mạnh tay làm xước quả dễ bị thối.

- Phật thủ nên được lau bằng giấy hoặc khăn ẩm nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bặm và các chất bẩn khác.

8.2 Bày quả phật thủ trên mâm ngũ quả như thế nào mới đúng?

Thông thường, khi bày phật thủ trên mâm ngũ quả, nhiều người bày cùng bưởi ở chính giữa. Tuy nhiên, nếu chị em bày quả phật thủ kích thước to vào chính giữa thì sẽ không dùng bưởi nữa. Còn nếu dùng bưởi, thì nên chọn những quả phật thủ nhỏ để cài xung quanh.

Khi hết thời gian trưng quả phật thủ, nhiều người cắm phía cuống quả vào nước để quả mọc rễ chơi được lâu hơn.

8.3 Trường hợp nào không được dùng phật thủ

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, dùng quả phật thủ cẩn thận trong các trường hợp thiếu hụt sinh lực do kiết lỵ kéo dài và chứng thừa hỏa do thiếu âm mà khí trệ.

Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS. Đỗ Tất Lợi cũng viết: Không dùng phật thủ cho những trường hợp mắc nhiệt, âm hư.

8.4 Các phương thuốc thảo dược chứa phật thủ

Phật thủ là một loại thảo mộc có vị chát, đắng, chua và tính ấm, đi vào 3 kinh mạch gồm gan, lá lách và phổi. Chức năng quan trọng nhất của nó là tăng cường chức năng gan để làm trơn khí và điều hòa dạ dày để giảm đau.

Các công dụng và chỉ định chính của phật thủ là suy nhược khí ở gan-dạ dày, tức ngực và lồng ngực, đầy bụng, căng tức hoặc đau dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn và nôn...

Liều dùng khuyến cáo của phật thủ là từ 3 đến 6 gam ở dạng thuốc sắc.

  • Chữa ho do sinh lực và long đờm ứ trệ: Phật thủ từ 2 đến 3 quả, đun sôi với nước và uống trong ngày.
  • Chữa say rượu: Phật thủ tươi 30g, sắc nước uống.
  • Chữa khí hư ra nhiều: Phật thủ 30g, lòng lợn non 0,5-1m, ninh chín làm món ăn trong 5-7 ngày.

Quả phật thủ với vẻ ngoài “xù xì” không chỉ là một loại quả “đặc biệt” có mâm ngũ quả ngày Tết mà phật thủ còn có nhiều công dụng vô cũng tốt cho sức khỏe. Tết này hãy tìm và mua ngay quả phật thủ chưng bàn thờ gia tiên nhé!

    5/5 - (1 bình chọn)

    Theo: Đức Khải

    Nguồn: Bách Hóa Xanh

    Để lại lời nhắn của bạn
    • Đánh giá

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

    Scroll Top